Trong thời kỳ mang thai, sức đề kháng của người mẹ bị yếu đi nên cơ thể bà bầu dễ bị lây nhiễm các loại vi khuẩn hay virus từ môi trường bên ngoài hoặc những người xung quanh. Sự tấn công của vi khuẩn và virus có thể gây ra tình trạng ho kéo dài.
Ho khi bầu bí còn do việc tăng tiết màng nhầy khiến mẹ bầu bị nghẹt mũi, dẫn đến ho, kể cả ho khan và ho có đờm. Nếu không được chăm sóc đúng cách, sẽ dễ dẫn đến nguy cơ tái đi tái lại bệnh, bị viêm đường hô hấp trên, ảnh hưởng sức khỏe mẹ và thai nhi.
Bên cạnh đó, việc tử cung gây áp lực lên ổ bụng, khiến dịch dạ dày trào ngược lên đường hô hấp cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm họng, dẫn đến ho ở phụ nữ mang thai
Tuy nhiên, việc dùng thuốc lại ảnh hưởng tới sức khỏe của em bé khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau không phải ngắn, các mẹ phải đi qua ít nhất 3 mùa với3 loại hình thời tiết khác nhau nên việc bị ho của bà bầu là khó tránh.
Dược Khoa Shop mách các mẹ bầu mẹo trị ho cho bà bầu hiệu quả mà tuyệt đối không phải dùng đến thuốc kháng sinh.
1. Súc miệng bằng nước muối
Khò họng ngày 3-4 lần bằng nước muối, mặn chừng nào tốt chừng đó, cho diệt khuẩn, nhất là mẹ nào đau rát họng, viêm họng. Liên tục tới khi hết cảm.
2. Bột nghệ và muối
Mẹ bầu lấy một nửa cốc nước nóng cho một ít muối vào sau đó cho nửa thìa bột nghệ. Khuấy đều và uống ngày một lần, uống khoảng 3 ngày. Cách này rất hiệu quả để bảo vệ họng khỏi bị viêm. Hoặc nếu bị đau họng do ho thì mẹ bầu có thể pha 1 thìa bột nghệ vào một cốc sữa và đun lên. Ngoài ra, uống ít một sữa nóng vào sáng và tối sẽ hạn chế được ho và đau họng.
3. Mật ong chanh đào
Mật ong chanh đào được coi là bài thuốc chữa ho cực kỳ hiệu quả mà nhiều mẹ bầu và các mẹ nuôi con nhỏ nhắc đến. Vào mùa chanh, mẹ mua chanh đào về ngâm với mật ong, đến mùa đông lạnh, mỗi buổi sáng mẹ bầu chỉ cần lấy 1 thìa cafe mật ong chanh đào pha với 1 cốc nước ấm uống sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng, giúp phòng, điều trị ho hiệu quả.
4. Củ cải trắng
Cắt củ cải trắng thành miếng nhỏ vừa ăn, bỏ vào một chiếc bình sạch, đổ chút mật ong, đậy kín khoảng 3 ngày sau đó thêm chút đường phèn. Mỗi lần ăn, mẹ bầu chỉ cần lấy một ít pha cùng với nước ấm để uống sẽ có tác dụng trị ho khá hiệu quả.
5. Mật ong hấp quất
Mật ong hấp quất là bài thuốc các cụ thường dùng trị ho cho trẻ bởi bài thuốc này rất dễ làm, dễ uống. Bạn chỉ cần thái lát 1 quả quất, để vào chén nhỏ đổ đầy mật ong và cho vào nồi cơm điện hấp, sau đó mang ra uống nóng hoặc cất đi uống cho 01 ngày. Cách này trị ho rất hiệu quả và giúp bạn có được cổ họng khỏe mạnh trong ngày đông giá rét, phòng chống viêm họng hiệu quả.
6. Uống lá húng chanh
Lá Húng chanh (còn gọi là tần dày lá hay lá tần có lông), có chứa tinh dầu mà thành phần chủ yếu là cavaron có tác dụng trừ đờm, tiêu độc rất tốt nên có thể được dùng làm thuốc chữa cảm, ho, trị viêm họng.
Cách 1: Giã dập lá húng, sau đó trộn với 10ml nước sôi, để cho ngấm rồi gạn lấy nước uống, ngày uống 2 lần.
Cách 2: 10-15 lá húng chanh, 4 quả quất xanh và đường phèn. Rửa sạch lá húng chanh và quất xanh, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Uống liên tục 2 lần/ngày đến khi hết cảm.
7. Trị ho bằng cam nướng
Dùng đũa khoét một lỗ nhỏ chính giữa quả cam đã rửa sạch và bỏ vào đó chút muối, sau đó cho cam vào lò nướng khoảng 15 phút. Ăn cam ngay khi còn nóng, vừa lấy ra khỏi lò. Ngoài ra có thể cắt nhỏ vỏ cam và bỏ vào ấm trà dùng hãm để uống hằng ngày cũng giúp làm giảm cơn ho hiệu quả.
8. Mật ong hấp lá hẹ
Mẹ bầu lấy khoảng 3-5 nhánh lá hẹ, rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ, cho vào bát. Đổ mật ong ngập lá, trộn đều rồi đem hấp hoặc đun cách thủy cho tới khi lá hẹ nhừ. Hỗn hợp này các mẹ để ấm rồi uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 2-3 thìa cà phê. Khi uống, có thể thêm một vài hạt muối. Không nuốt ngay, ngậm 5 giây trong miệng, để nước trôi từ từ qua cổ họng, giúp giảm viêm họng, giảm ngứa rát, khản tiếng hiệu quả.
Để đơn giản, các mẹ bầu cũng có thể sử dụng một số siro ho và xịt họng giảm ho từ thảo dược với sự hướng dẫn của bác sĩ như: bổ phế, xịt họng giảm ho Propobee, siro ho Axxy…...
Bà bầu bị ho cần lưu ý
Không nên tự ý uống thuốc, đặc biệt trong những tháng đầu và khi chưa có chỉ định dùng thuốc của bác sĩ.
Nếu ho thông thường, không có sốt, khạc đờm, không đau ngực, không khó thở …thì không cần uống thuốc. Có thể dùng các bài thuốc dân gian trị ho
Nếu ho kéo dài trên 3 tuần không đỡ, hoặc ho nhiều có sốt, khạc đờm có màu xanh, vàng, kèm đau ngực…nhất thiết nên đi khám để phát hiện các bệnh như viêm phế quản, lao…để được điều trị kịp thời.
Đơn thuốc bác sĩ cho bạn dùng trong thời kỳ có thai là đã được cân nhắc hết sức cẩn thận về lợi ích điều trị cũng như tính an toàn cho thai nhi vì thể bạn nên tuân thủ để đạt hiệu quả điều trị tốt.
Trong lúc có thai, không nên tiếp xúc tại chỗ đông người, hạn chế tiếp xúc với trẻ em dưới 6 tháng tuổi để phòng ngừa nhiễm virut cúm, Rubella…
Luôn giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc họng thường xuyên bằng nước muối ấm, tránh bị nhiễm lạnh, nhiễm mưa.
Chú ý ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ và hạn chế căng thẳng thần kinh không cần thiết để giúp thai nhi phát triển tốt cũng như sức khoẻ của bạn mau hồi phục.