Các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường bạn cần chú ý

Có ba loại tiểu đường là tiểu đường loại 1, loại 2 và tiểu đường thai kỳ. Dù là tiểu đường gì thì cơ thể bạn đều có một điểm chung là không tạo ra hoặc không sử dụng insulin đúng cách. Không phải ai mắc bệnh tiểu đường cũng biết mình bị bệnh, chính vì thế bạn cần hiểu rõ các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường cụ thể với từng loại để có thể điều trị kịp thời, phòng tránh biến chứng.

Yeu-to-nguy-co-cua-benh-tieu-duong
Yeu-to-nguy-co-cua-benh-tieu-duong

Yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường loại 1

Bệnh tiểu đường loại 1 thường xuất hiện ngay từ thời niên thiếu. Nguyên nhân tiểu đường loại 1 là do tuyến tụy của người bệnh không sản xuất insulin để đưa đường tới các tế bào. Bệnh nhân bị tiểu đường loại 1 sẽ phải tiêm insulin suốt đời. Một số yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường loại 1 như:

  • Di truyền: bệnh tiểu đường có yếu tố di truyền. Các gia đình có người mắc bệnh tiểu đường, khả năng cao con cái họ cũng sẽ bị mắc bệnh tiểu đường tuýp 1. Chính vì thế nếu bạn hay vợ bạn hoặc một trong những đứa con của bạn mắc tiểu đường loại 1, hãy thường xuyên xét nghiệm đường huyết cho những đứa con còn lại để phát hiện bệnh kịp thời.
  • Những người mắc bệnh liên quan đến tuyến tụy cũng có thể khiến khả năng tạo insulin bị cản trở dẫn đến thiếu insulin.
  • Những người có tiền sử mắc một số bệnh nhiễm trùng hiếm gặp gây tổn thương tuyến tụy.
Yeu-to-nguy-co-mac-tieu-duong-1
Yeu-to-nguy-co-mac-tieu-duong-1

Yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường loại 2

Cơ thể của bệnh nhân tiểu đường loại 2 có sản xuất insulin nhưng lại không thể sử dụng nó, hiện tượng này được gọi là kháng insulin. Bệnh tiểu đường loại 2 thường ảnh hưởng tới người trưởng thành nhưng nó có thể bắt đầu tại bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời bạn. Một số yếu tố nguy cơ của tiểu đường loại 2 như:

  • Những người thừa cân béo phì có nguy cơ cao hàng đầu mắc bệnh tiểu đường. Điều này nghiêm trọng hơn khi thời gian gần đây, trẻ em béo phì ngày càng nhiều khiến tiểu đường tuýp 2 ngày càng trẻ hóa.
  • Những người bị suy giảm dung nạp glucose. Đây còn được gọi là tiền tiểu đường, khi mà chỉ số đường huyết của bạn cao hơn mức bình thường nhưng bạn chưa mắc bệnh. Bệnh nhân tiền tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 nếu không phát hiện kịp thời để điều chỉnh lối sống lành mạnh càng sớm càng tốt.
  • Những người bị kháng insulin. Khi một số tế bào của bạn kháng insulin có nghĩa là tuyến tụy cần phải sản xuất ra nhiều insulin hơn để đáp ứng nhu cầu vận chuyển đường tới các tế bào của cơ thể.
Yeu-to-nguy-co-mac-tieu-duong-2
Yeu-to-nguy-co-mac-tieu-duong-2

3. Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng bạn mắc tiểu đường khi mang thai và nó cũng tạo thành yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường tuýp 2 cho bạn sau này.

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ là:

  • Những người thừa cân béo phì. Việc tăng cân quá nhiều khi mang thai cũng khiến mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.
  • Nếu trong quá khứ bạn đã bị tiểu đường thai kỳ hoặc không dung nạp glucose thì bạn cũng có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.
  • Gia đình bạn có người mắc tiểu đường.
  • Những người hay ăn thực phẩm ngọt, nhiều đường.
  • Những người ít vận động, không tập thể dục thường xuyên.
  • Những người bị mắc chứng buồng trứng đa nang.
  • Những phụ nữ trên 45 tuổi mới mang thai sẽ có nguy cơ mắc nhiều bệnh hơn khi trẻ, trong đó có bệnh tiểu đường.
  • Những người bị tiền tiểu đường.
  • Phụ nữ các nước Châu Á và Châu Phi có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hơn phụ nữ Châu Âu.

Nguyên nhân của tiểu đường thai kỳ là do hormone nhau thai ảnh hưởng đến quá trình tạo insulin làm cho lượng đường máu của mẹ tăng cao khiến đường huyết của trẻ cũng tăng. Trẻ sinh ra bị tiểu đường nếu không được điều trị sẽ phát triển không bình thường.

Yeu-to-nguy-co-mac-tieu-duong-3
Yeu-to-nguy-co-mac-tieu-duong-3

Các bước phòng ngừa tiểu đường

Mặc dù nguy cơ mắc tiểu đường của bạn cao hay thấp thì bạn cũng có thể làm chậm thời gian mắc bệnh hoặc phòng tránh bệnh tiểu đường tuýp 2, tuýp 1, tiểu đường thai kỳ bằng cách thay đổi lối sống. Dưới đây là một số việc làm đơn giản giúp bạn không những giảm nguy cơ mắc tiểu đường mà còn giúp bạn khỏe mạnh hơn, tránh được các bệnh mãn tính khác:

  • Kiểm soát tốt huyết áp của bạn.
  • Duy trì cân nặng hợp lý, tránh béo phì thừa cân.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh, ít đường, ít muối, ít dầu mỡ và hạn chế đồ ăn nhanh.
  • Tập thể dục ít nhất 30p mỗi ngày. Nếu có thể, hãy đứng dậy và đi lại thay vì ngồi một chỗ.