Tê bì chân tay là bệnh gì?
Tê bì chân tay là một trong những cảm giác được gọi là “dị cảm”, lúc này bạn không cảm nhận được những cảm giác thông thường như: đau, nóng, lạnh và dễ bị tổn thương. Cảm giác tê bì là do các dây thần kinh gửi tín hiệu đến não bị chèn ép và có vấn đề. Hiện tượng tê chân, tê tay có thể xảy ra tại bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể nhưng chúng ta thường gặp nhất là ở ngón tay, bàn tay, bàn chân và cánh tay hoặc chân. Đôi khi bạn có thể cảm thấy ngứa ran, kim châm, nhột, kiến bò….
Chân tay bị tê có thể dẫn đến những ảnh hưởng khác nhau về sức khỏe như: bạn bị té ngã, bị bỏng, bị nhiễm trùng khi không phát hiện ra các chấn thương.
Nguyên nhân phổ biến của tê bì chân tay
Thông thường khi bạn giữ nguyên một tư thế ngồi trong thời gian dài hoặc ngồi ở tư thế đè nén một cánh tay, một bên chân sẽ bị tê bì do các dây thần kinh đi tới các bộ phận đó bị chèn ép.
Nhiều trường hợp nghiêm trọng có thể khiến chân tay bạn bị tê liệt như:
- Bạn bị tai nạn gây chấn thương cột sống hoặc thoát vị đĩa đệm khiến dây thần kinh bị chèn ép.
- Bệnh nhân tiểu đường.
- Người mắc bệnh thận mãn tính.
- Người bị đột quỵ thương sẽ bị tê liệt 1 bên.
- Người có khối u hoặc áp xe trong não cũng bị tê 1 bên.
- Bệnh nhân đa xơ cứng.
- Người mắc hội chứng ống cổ chân hoặc ống cổ tay.
- Những người bị đau cơ xơ hóa.
- Bị côn trùng đốt.
- Đau nửa đầu.
- Xạ trị.
- Thiếu vitamin và khoáng chất như: B12, kali, canxi, natri.
- Trình trạng các khối u, mô sẹo, mạch máu mở rộng, viêm nhiễm…cũng có thể tạo ra áp lực đè lên dây thần kinh gây tê bì.
- Động kinh, co giật
- Người bệnh có tuyến giáp hoạt động kém.
- Người cao tuổi bị xơ cứng động mạch.
- Da bị tổn thương, có thể do lạnh cóng hoặc bị bệnh da liễu.
- Tổn thương dây thần kinh gây ra tê bì chân tay cũng có thể là tác dụng phụ của thuốc hoặc do uống quá nhiều rượu hoặc hút quá nhiều thuốc lá gây ra.
Một số trường hợp tê chân tay nghiêm trọng
Trong một số trường hợp chân tay bị tê kết hợp với các triệu chứng khác nguy hiểm, bạn cần gọi ngay cấp cứu như:
- Xuất hiện các vùng cơ thể yếu hoặc tê liệt không thể cử động.
- Cảm thấy hoang mang.
- Khả năng nói bị hạn chế.
- Chóng mặt.
- Đau đầu đột ngột và dữ dội.
Nếu bạn bị tê bì chân tay trong thời gian dài không liên quan đến tư thế và kèm theo một số triệu chứng dưới đây thì bạn cần đi khám bác sĩ:
- Chóng mặt nhiều và lâu dài.
- Cơ bắp có cảm giác co thắt.
- Xuất hiện phát ban trên da.
- Tình trạng tê chân nghiêm trọng hơn khi bạn đi bộ.
- Bạn đi tiểu nhiều hơn bình thường.
- Bạn gặp phải chấn thương lưng, cổ, đầu trong thời gian gần đây.
- Bạn bị lo âu, hồi hộp.
- Giọng nói của bạn bị thay đổi và không chuẩn.
- Bạn cảm thấy yếu ớt.
- Bạn không thể kiểm soát ruột và bàng quang.
Điều trị tê chân, tê tay như thế nào?
Việc điều trị hiện tượng tê bì chân tay còn tùy thuộc vào việc bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân của bệnh. Ngoài các xét nghiệm bác sĩ chỉ định làm, bạn cần nói với họ về bất kỳ chấn thương, bệnh tật hoặc tình trạng nhiễm trùng nào đã xảy ra gần đây.
Bác sĩ sẽ điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây tê. Về lâu dài, các vấn đề thần kinh sẽ được bác sĩ sử dụng một số loại thuốc chuyên biệt.
Ngoài ra bạn có thể xoa bóp phần chân, tay bị tê bì hoặc sử dụng túi chườm nóng lạnh trong vòng 15 phút để giúp cải thiện lượng máu lưu thông tới các khu vực này.
Một số liệu pháp thay thế khác như: bấm huyệt, châm cứu và bổ sung các loại vitamin, khoáng chất, đặc biệt là nhóm vitamin B.
Phòng tránh tê bì chân tay
Để phòng tránh tê bì chân tay bạn cần tập thể dục thường xuyên để tăng cường lưu lượng máu cũng như khả năng tuần hoàn máu và giúp bạn có thể lực khỏe mạnh, phòng tránh bệnh tật.
Bạn cần tránh những tư thế ngồi, ngủ sai cách, gây chèn ép lên dây thần kinh dẫn đến tê bì chân tay.