Cũng như Parkinson, bệnh huntington cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh nhưng đây là một bệnh di truyền và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện nhiều hơn khi bạn ngoài 40 tuổi. Đọc bài viết của chúng tôi để cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng của bệnh Huntington.

Bệnh Huntington tiến triển là khi tình trạng bệnh xấu dần theo thời gian. Mặc dù đây là bệnh mãn tính không có thuốc chữa nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được các triệu chứng nhờ các biện pháp điều trị hiệu quả.
Triệu chứng của bệnh Huntington
Huntington là bệnh di truyền ảnh hưởng đến hệ thần kinh, từ đó gây ra những tác động tiêu cực đến thể chất, suy nghĩ và hành vi của người bệnh. Đa phần bệnh tiến triển sau khi bạn bước vào tuổi trung niên, nhưng một số người phát triển bệnh trước 20 tuổi. Triệu chứng phổ biến của bệnh Huntington bao gồm triệu chứng về thể chất lẫn tinh thần.
Triệu chứng của bệnh Huntington về thể chất
- Cơ cứng
- Các ngón tay, ngón chân hoặc cơ mặt cử động nhanh, không tự chủ (còn gọi là múa giật). Hiện tượng này có thể bắt đầu từ nhẹ và tiến triển dần thành mạnh dữ dội.
- Mắt chuyển động ít hơn.
- Mất đi khả năng phối hợp các vận động như viết, nấu ăn…
- Giảm khả năng giữ cân bằng.
- Một số chức năng cơ thể mất kiểm soát: nuốt và nói.
- Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi.

Triệu chứng của bệnh Huntington về nhận thức (suy nghĩ)
- Khó tập trung để lắng nghe, tiếp nhận thông tin hoặc làm việc gì đó.
- Gặp khó khăn trong suy nghĩ, tư duy, lên kế hoạch và tổ chức công việc.
- Giảm trí nhớ trong ngắn hạn.
- Tinh thần luôn cảm thấy bị ức chế, khó chịu hoặc đôi khi bốc đồng.
- Giảm tính kiên trì.
- Khó giao tiếp, khó diễn tả được những gì mình muốn nói.
- Khó tiếp thu và học những điều mới.
- Thay đổi vệ sinh cá nhân hàng ngày, có thể ít đi hoặc nhiều hơn.
Triệu chứng của bệnh Huntington về cảm xúc
- Tâm trạng luôn thay đổi
- Tính cách dần thay đổi, điều này xảy ra một phần do sự thay đổi về thể chất.
- Không tự chủ được cảm xúc, đôi khi mất kiểm soát.
- Có những hành vi ám ảnh cưỡng chế.
- Hay nóng giận, bốc đồng.
- Cảm giác lo lắng và phiền muộn gia tăng.
- Thường cáu giận và trở nên hung hãn.
- Không còn khả năng đồng cảm với ai.
- Gặp phải một số vấn đề về rối loạn tâm thần
Các triệu chứng của bệnh Huntington ở giai đoạn sau thường là khó nuốt dẫn đến sụt cân hoặc dễ bị nghẹn thở. Họ dễ mắc bệnh viêm phổi hoặc tiểu không tự chủ ở giai đoạn này.

Nguyên nhân gây ra bệnh Huntington
Chúng ta vừa tìm hiểu triệu chứng của bệnh Huntington. Nhưng đâu là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này?
Bệnh Huntington là do người bệnh có một gen lỗi bẩm sinh hoặc họ thừa hưởng gen này từ cha hoặc mẹ. Nếu ai đó có gen này, khả năng cao họ sẽ truyền lại cho con mình. Một đứa trẻ không thừa hưởng gen lỗi này thì sẽ không phát triển bệnh Huntington và không di truyền cho thế hệ tiếp theo.
Bệnh Huntington làm cho các tế bào não chết dần và các bộ phận của não bị ảnh hưởng là thùy trán, hạch nền. Đây là những bộ phận có chức năng điều khiển chuyển động, suy nghĩ, tính cách và cảm xúc của con người.
Nếu bạn có người thân cùng huyết thống được chẩn đoán mắc bệnh Huntington, bạn cần làm xét nghiệm để biết mình có mang gen này không.

Chẩn đoán bệnh Huntington
Để chẩn đoán bệnh Huntington, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử gia đình bạn có mắc căn bệnh này không và tìm kiếm các triệu chứng của bạn. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu chụp MRI, chụp CT để xem xét não nhưng điều này khó phát hiện ra bệnh trong giai đoạn đầu. Ngoài ra bạn còn cần phải thực hiện một số xét nghiệm khác như:
- Kiểm tra các dây thần kinh.
- Kiểm tra sức khỏe tâm thần.
- Kiểm tra trí nhớ, ngôn ngữ và khả năng phối hợp.
- Xét nghiệm di truyền.
Chăm sóc bệnh nhân mắc Huntington
Mặc dù bệnh không có cách để chữa trị nhưng bạn có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh Huntington một cách hiệu quả nhờ nhóm bác sĩ điều trị chuyên môn, các nhà thần kinh học, bác sĩ tâm thần, chuyên gia dinh dưỡng, chuyên viên chăm sóc giảm nhẹ và những người thân yêu. Một số biện pháp được áp dụng nhằm giảm triệu chứng của bệnh Huntington như:

- Vật lý trị liệu
- Liệu pháp vận động
- Trị liệu ngôn ngữ
- Thuốc chống trầm cảm và giảm bớt sự thay đổi trong tâm trạng.
- Thuốc giúp giảm giật và khó nuốt
- Sử dụng tắm gội khô Yaocare Medic để dễ vệ sinh cơ thể.
Cách tốt nhất để bệnh nhân Huntington có sức khỏe chống lại bệnh tật là chăm sóc tốt thể chất và tinh thần bằng cách bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể cũng như giữ tinh thần vui vẻ, tham gia thiền và một số hoạt động ưa thích.
Bệnh nhân Huntington nên lập sẵn kế hoạch cho tương lai của mình từ việc chân nhắc về tài chính, pháp lý đến người chăm sóc giúp họ có cảm giác tự mình kiểm soát và làm chủ cuộc sống, đồng thời họ sẽ trò chuyện cởi mở với người thân để có thể giải tỏa được những lo lắng về bệnh tật.
Nhiều người mắc bệnh Huntington thấy hữu ích khi lập kế hoạch cho tương lai. Việc cân nhắc các thỏa thuận về tài chính, pháp lý và chăm sóc có thể mang lại cho những người mắc bệnh Huntington cảm giác được trao quyền, và trò chuyện cởi mở với những người thân yêu có thể giúp bạn giải tỏa.
Dược Khoa Shop