desikamaveri.com antarvasna2023.net hinditamilsexstories.com xhindistory.com hothindistroies.com

Nhận biết và cách chữa rôm sảy cho trẻ

Với thời tiết mùa hè ấm áp, bạn chắc chắn muốn đưa bé ra ngoài để đón những tia nắng mặt trời. Tuy nhiên, thời tiết nóng và ẩm ướt cũng khiến bé dễ bị rôm sảy, đặc biệt với những trẻ biết đi và chạy nhảy khiến bé đổ mồ hôi. Vậy làm thế nào để bạn có thể nhận biết có phải trẻ bị phát ban nhiệt hay không, và nếu có thì cách chữa rôm sảy cho trẻ là gì? Các mẹ hãy cùng Dược Khoa Shop tìm hiểu nhé!

Nguyên nhân của bệnh rôm sảy?

Da là cơ quan lớn nhất trên cơ thể, không có gì đáng ngạc nhiên khi có nhiều vết mẩn ngứa khác nhau trên da. Rôm sảy là một trong những loại phát ban phổ biến, ảnh hưởng đến cả trẻ em và người lớn. Trẻ sơ sinh rất dễ bị rôm sảy do các ống dẫn mồ hôi của bé chưa phát triển đầy đủ. Đặc biệt vào mùa hè, thời tiết nóng nực bé sẽ đổ mồ hôi. Tuy nhiên, nếu tuyến mồ hôi của bé bị tắc nghẽn và không thể thoát mồ hôi, mồ hôi bị giữ lại dưới da sẽ hình thành rôm sảy. Rôm sảy ở trẻ thường xuất hiện tại các nếp gấp trên da hoặc những nơi quần áo cọ xát như: vùng cổ, vai, ngực và cả ở mặt.

Các giai đoạn của rôm sảy

Việc nhận biết rôm sảy là điều hết sức quan trọng để bạn có thể nhanh chóng tìm cách chữa rôm sảy ở trẻ. Bạn có thể chữa cho bé theo cách dân gian hoặc bằng thuốc bôi hiện đại nhưng bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ. Dược Khoa Shop sẽ đề cập tới cách chữa rôm sảy ở trẻ ở phần sau của bài viết.

Các biểu hiện của rôm sảy sẽ khác nhau qua từng giai đoạn của bệnh với nhiều mức độ khác nhau: mụn nước nông, tổn thương đỏ và sâu.

1. Rôm sảy kết tinh (Miliaria crystallina)

Đây là dạng rôm sảy nhẹ nhất và chúng ảnh hưởng đến các ống dẫn mồ hôi trên lớp biểu bì, hoặc lớp trên cùng của da. Bạn sẽ nhận thấy những mụn nước nông, nhỏ trong suốt hoặc trắng chứa đầy chất lỏng có thể dễ dàng bị vỡ trên da của bé. Rôm sảy kết tinh thường không ngứa, không đau và không khiến bé khó chịu. Đây là loại rôm sảy phổ biến ở trẻ sơ sinh, đặc biệt sau khi trẻ bị sốt cao.

2. Rôm sảy đỏ (Miliaria rubra)

bệnh rôm sảy

Loại rôm sảy này gây khó chịu và đau đớn cho trẻ hơn rôm sảy kết tinh và nó làm tổn thương da ở vị trí sâu hơn trong lớp thượng bì. Loại rôm sảy này thường gây ra mụn đỏ, trẻ sẽ có cảm giác ngứa ngáy hoặc châm chích và vùng da tổn thương thường đổ ít mồ hôi hơn.

Rôm sảy đỏ cũng dễ dẫn tới viêm và đau da vì cơ thể không thể tiết mồ hôi qua bề mặt da. Nếu mẹ không tìm cách chữa rôm sảy đỏ ở trẻ nhanh chóng sẽ dẫn tới bội nhiễm rất nguy hiểm.

3. Rôm sảy sâu (Miliaria profunda)

Đây là loại rôm sảy ít phổ biến nhất và vùng tổn thương ở lớp hạ bì hoặc lớp da sâu hơn bên dưới biểu bì. Các tuyến mồ hôi của bé được giữ lại trên lớp da, tạo thành các vết sưng to, có màu da thịt không gây ngứa.

Loại rôm sảy này ít xảy ra ở trẻ nhưng nếu trẻ bị rôm sảy sâu, mẹ cần đưa bé tới gặp bác sĩ bởi bệnh sẽ dẫn tới tình trạng kiệt sức do nhiệt rất nguy hiểm.

4. Miliaria pustulosa

Dạng rôm sảy này xảy ra khi các nốt mụn nước ở dạng rôm sảy đỏ bị viêm và chứa mủ, tạo thành các tổn thương trên da của trẻ.

5. Cách chữa rôm sảy ở trẻ

Cách tốt nhất để chữa rôm sảy ở trẻ là đảm bảo vùng da bị bệnh của bé được giữ khô ráo và thoáng mát, tránh tiếp xúc với nhiệt. Điều quan trọng là mẹ cần nhớ tắm cho bé với nước mát thay vì nước nóng và ấm sẽ làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn. Dược Khoa Shop gợi ý một số cách chữa rôm sảy ở trẻ cho mẹ:

  • Tắm cho bé thường xuyên bằng nước tắm gội thảo dược Diệp An Nhi bởi thành phần của sản phẩm có chứa các hạt nano berberin siêu nhỏ, siêu mịn kết hợp với những loại thảo dược khác sẽ giúp kháng khuẩn, làm dịu da bé. Mẹ pha nước tắm với tỷ lệ đậm đặc, dùng khăn lau lên khu vực da bị tổn thương rồi tắm cho bé theo tỷ lệ thông thường cho đến khi hết rôm sảy.
  • Nếu bé quá ngứa, có cảm giác châm chích, mẹ có thể bôi kem hoặc thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Mẹ cho bé uống nhiều nước, giữ cơ thể bé luôn mát mẻ.
  • Mẹ có thể tắm cho bé bằng một số loại lá như: chè xanh, dâu tằm, gừng tươi, mướp đắng, sài đất… Tuy nhiên, mẹ phải nhớ hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tắm lá cho bé và vệ sinh lá thật cẩn thận cũng như không quên tráng lại cho bé sau khi tắm lá.
  • Mẹ nên lựa chọn quần áo mỏng, nhẹ, thấm hút mồ hôi tốt cho bé, tránh các loại vải thô, cứng.
  • Khi bé bị rôm sảy, mẹ nên để bé ngồi trong phòng mát, có điều hòa không khí hoặc quạt, không nên để bé ở ngoài trời nắng.
  • Thường xuyên lau người cho bé bằng khăn mát để cơ thể bé mát mẻ, nhanh chóng khỏi bệnh.
  • Điều quan trọng nhất là mẹ ngăn không cho bé gãi làm trầy xước các vết rôm sảy sẽ dẫn đến nhiễm trùng da rất nguy hiểm.

Cách phòng ngừa rôm sảy ở trẻ em

Cách tốt nhất để chữa rôm sảy ở trẻ chính là phòng ngừa những yếu tố nguy cơ khiến trẻ bị rôm sảy vì da của trẻ rất mỏng manh và nhạy cảm:

  • Vào mùa hè, mẹ để bé chơi trong phòng thoáng mát. Nếu mẹ cho bé ra ngoài chơi, cần chọn nơi có bóng râm. Nhiệt độ tăng cao, mẹ sử dụng điều hòa hoặc quạt để giữ mát cho bé.
  • Không nên sử dụng bột, dầu, kem dưỡng da cho trẻ vào mùa hè vì dễ gây bít tắc lỗ chân lông khiến trẻ bị rôm sảy.
  • Với trẻ sơ sinh, mẹ nên cho bé bú theo nhu cầu để bổ sung nước. Trẻ có thể bú mẹ hoặc sữa công thức. Đối với trẻ trên 1 tuổi mẹ cần uống thêm nước.
  • Tắm cho trẻ thường xuyên bằng nước tắm thảo dược Diệp An Nhi.

nước tắm diệp an nhi

Khi nào trẻ cần tới gặp bác sĩ

Trong hầu hết các trường hợp, rôm sảy sẽ tự khỏi trong vài ngày. Tuy nhiên nếu bé có các dấu hiệu trở nên tồi tệ hoặc dấu hiệu nhiễm trùng, bạn cần đưa bé tới gặp bác sĩ. Các dấu hiệu có thể bao gồm:

  • Tăng sưng, đau, đỏ hoặc nóng xung quanh khu vực bị ảnh hưởng.
  • Hình thành lớp vảy vàng hoặc có mủ chảy ra từ vùng da bị tổn thương.
  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ, nách hoặc bẹn.
  • Sốt hoặc ớn lạnh.

Xem thêm: Hướng dẫn chăm sóc da cho trẻ sơ sinh