desikamaveri.com antarvasna2023.net hinditamilsexstories.com xhindistory.com hothindistroies.com

Nước tắm thảo dược, giải pháp cho những vấn đề về da bé

Làn da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa hoàn thiện và mỏng hơn da người lớn rất nhiều lần nên bé dễ gặp phải các vấn đề về da hơn chúng ta. Tuy nhiên, những bệnh ngoài da này của bé không quá nguy hiểm, chỉ cần mẹ chăm sóc bé đúng cách và tắm cho bé bằng nước tắm thảo dược để tránh những biến chứng xảy ra.

 

Đa số các bệnh ngoài da sẽ khiến bé cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bé. Thường bé sẽ ăn không ngon, ngủ không yên giấc, quấy khóc nhiều dẫn đến sụt cân, kém phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Chính vì thế, việc phát hiện kịp thời, chăm sóc đúng cách sẽ giúp bé sớm khỏi bệnh.

Các vấn đề mà da bé thường gặp phải

Những vấn đề da bé gặp phải không hẳn là bệnh, không gây nguy hiểm và có thể tự khỏi nếu được chăm sóc tốt bằng cách giữ cho da bé sạch sẽ, đảm bảo không nhiễm trùng.

1. Cứt trâu

Cứ trâu là cách gọi dân gian của viêm da tiết bã. Đây là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh, không lây và dễ dàng xử lý. Trẻ bị cứt trâu sẽ xuất hiện vảy vàng sần sùi trên đầu. Cứt trâu không gây ngứa, nhưng nếu gãi có thể gây viêm thêm ở khu vực này và làm da bị trầy xước, dẫn đến chảy máu hoặc nhiễm trùng nhẹ.

Chăm sóc trẻ bị cứt trâu

Cứt trâu thường tự hết mà không cần điều trị khi trẻ từ 8-12 tháng tuổi. Nhưng bạn có thể giúp giảm bớt bằng cách gội đầu hàng ngày cho bé với dầu gội đầu thảo dược dịu nhẹ. Khi gội, bạn xoa bóp nhẹ nhàng hoặc dùng bàn chải mềm chải nhiều lần sau mỗi lần gội. Mẹ cần phải chải cẩn thận để không gây trầy xước da bé, có thể dẫn đến nhiễm trùng. Nếu tình trạng cứt trâu diễn ra quá lâu, bạn nên đưa bé tới gặp bác sĩ để được kê thuốc điều trị thích hợp.

 

2. Mụn sữa

Mụn sữa là những nốt mụn nhỏ màu trắng xuất hiện trên mũi, cằm hoặc má của trẻ sơ sinh. Mụn sữa không nguy hiểm và có thể tự biến mất vài tuần hoặc vài tháng

Mẹ chỉ cần rửa mặt sạch sẽ cho bé hàng ngày với nước tắm thảo dược Diệp An Nhi để tránh nhiễm khuẩn da.

3. Rôm sảy

Rôm sảy là một dạng phát ban nhiệt do cơ thể quá nóng, lúc này trên da trẻ trẻ xuất hiện nhiều mụn nước nhỏ thành mảng, mẩn đỏ, có thể có nước bên trong. Trẻ thường bị nổi rôm sảy ở mặt, cổ, ngực, lưng, những nơi mà tuyến mồ hôi phát triển.

Chăm sóc trẻ bị rôm sảy

Khi trẻ bị rôm sảy, mẹ cần giữ cho cơ thể trẻ luôn khô ráo, thoáng mát, tránh để trẻ đồ mồ hôi sẽ ngứa ngáy khó chịu. Không nên thoa thêm phấn rôm vì sẽ khiến lỗ chân lông trẻ bị bít tắc, không những không khỏi mà còn khiến rôm sảy phát triển hơn.

Tốt nhất mẹ nên tắm cho bé bằng nước tắm thảo dược Diệp An Nhi với các thành phần như kim ngân, chè xanh, sài đất sẽ giúp cơ thể bé luôn mát mẻ, rôm sảy sẽ lặn hết trong vài ngày.

 

4. Hăm tã

Hăm tã là hiện tượng vùng da đóng tã bị viêm. Nguyên nhân của hăm tã là do nước tiểu và mồ hôi của bé đọng lại trên da khiến da bị kích ứng. Những trẻ không được thay tã thường xuyên sẽ có nguy cơ bị hăm tã cao hơn các trẻ được vệ sinh sạch sẽ.

Khu vực hăm tã sẽ có một số biểu hiện như sau:

  • Da bé bị đỏ ở xung quanh bộ phận sinh dục, đặc biệt là khu vực giữa hai mông và hậu môn.
  • Khu vực đóng tã có mùi khai.
  • Vùng da bị tổn thương ban đầu có màu đỏ, sau có thể bị loét, chảy nước, chảy máu và mưng mủ.
  • Bé sẽ rất đau đớn khi bị hăm, đặc biệt là khi đóng tã. Điều này khiến cho bé quấy khóc và không ngủ ngon giấc, ban ngày lại buồn ngủ và không ăn ngon miệng.

Chăm sóc trẻ bị hăm tã

Khi trẻ bị hăm tã, điều quan trọng nhất là mẹ cần vệ sinh khu vực đóng tã cho bé thường xuyên, dù bé không xả thải thì mẹ cũng cần thay tã cho bé định kỳ, khoảng 3 tiếng một lần. Không nên bôi phấn rôm cho bé vì sẽ khiến vết thương trở nên trầm trọng hơn. Mẹ chỉ cần tắm rửa thường xuyên cho bé bằng nước tắm thảo dược Diệp An Nhi kháng khuẩn, phục hồi vùng da bị tổn thương nhanh chóng.

5. Vàng da sinh lý

Một số trẻ sơ sinh bị vàng da sinh lý một vài ngày sau sinh. Bạn có thể thấy mặt trẻ, lòng bàn tay, bàn chân trẻ có màu vàng. Ngay cả nước tiểu và phân của trẻ cũng vàng hơn bình thường. nuoTuy nhiên, trẻ sẽ khỏi sau 2 tuần tuổi.

Nếu mẹ thấy trẻ bị vàng da, hãy đưa bé tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác vàng da sinh lý hay vàng da bệnh lý. Nếu vàng da bệnh lý thì bé cần được điều trị kịp thời theo phác đồ của bác sĩ, còn nếu chỉ vàng da sinh lý thì mẹ có thể chăm sóc bé tại nhà.

 

6. Ngứa

Đa phần trẻ em đều bị ngứa do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể do bé bị nổi mề đay, nổi mẩn đỏ, bị muỗi đốt hay nổi mụn nước. Mùa đông da bé khô hoặc khi bệnh chàm bùng phát cũng có thể khiến bé ngứa ngáy. Khi ngứa bé sẽ muốn gãi, nhưng càng gãi thì vùng da bị tổn thương lại càng ngứa và vòng tròn luẩn quẩn đó sẽ khiến da bé bị trầy xước và có nguy cơ nhiễm trùng.

7. Côn trùng đốt

Làn da của trẻ rất dễ phản ứng với vết đốt của côn trùng và bị tổn thương nặng hơn người lớn. Tuy nhiên, không phải côn trùng nào cũng có độc. Điều quan trọng là mẹ phải nhận biết được đặc điểm vết cắn có độc và vết cắn không có độc.

  • Vết cắn có độc sẽ khiến bé có cảm giác châm chích, có biểu hiện sưng tấy, phù nề, phát ban. Một số loại côn trùng có thể gây sốc phản vệ hoặc khiến bé đau đớn. Trong trường hợp này mẹ nên đưa bé tới bác sĩ để có những chỉ dẫn kịp thời.
  • Vết cắn của côn trùng không có độc chỉ làm bé thấy ngứa ngáy khó chịu, da bé bị mẩn đỏ, nổi mày đay.
8. Cháy nắng

Da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất mỏng nên dễ bị bỏng rát do nắng. Biểu hiện da cháy nắng của bé có thể là đỏ, sưng, rát khiến bé khó chịu và đau đớn. Một số trường hợp cháy nắng nghiêm trọng sẽ làm da bé phồng rộp và bong tróc, thậm chí khiến bé bị sốt và mệt mỏi.

Một số bệnh về da ở trẻ sơ sinh

1. Bệnh chàm (viêm da cơ địa)

Bệnh chàm (viêm da cơ địa) sẽ có biểu hiện khác nhau tùy vào từng giai đoạn.

Giai đoạn đỏ da: Ở giai đoạn đầu của bệnh chàm, da bé sẽ xuất hiện các mảng đỏ đỏ, hơi cộm nhẹ và gây ngứa. Nếu bạn nhìn kỹ sẽ thấy có những nốt mụn nước lấm tấm trên bề mặt da bị đỏ.

Giai đoạn mụn nước (còn gọi là giai đoạn chảy nước): Khi mụn nước xuất hiện ngày càng nhiều trên bề mặt da bị tổn thương, chúng sẽ dần vỡ ra do gãi hoặc da bị trợt gây chảy dịch và đóng vảy lại. Lúc này mẹ cần giữ vệ sinh da bé thật cẩn thận vì nguy cơ nhiễm trùng khá cao.

Giai đoạn lên da non: Sau khi các lớp vảy bong đi, vùng da tổn thương sẽ lên một lớp da non nhẵn như vỏ hành nhưng khiến bé có cảm giác ngứa. Nếu bé gãi gây trầy xước thì da sẽ khó lành.

Giai đoạn lichen hoá, hằn cổ trâu: Nếu vết chàm của bé tiến triển trong thời gian dài mà chưa khỏi thì vùng da bị tổn thương sẽ sẫm màu, sờ vào thấy thô ráp, cứng cộm, ở giữa có hằn da. Quá trình này gọi là lichen hóa và bé sẽ cảm thấy ngứa nhiều trong giai đoạn này. Đa phần trẻ ngứa và gãi khi ngủ khiến vùng da bị tổn thương chảy máu rất đáng thương.

 

Chăm sóc trẻ bị chàm

  • Mẹ cần tìm hiểu những yếu tố nguy cơ khiến bệnh chàm của bé bùng phát để bé có thể tránh tiếp xúc trong tương lai.
  • Mẹ không đắp các loại lá tươi theo truyền miệng vì có thể khiến khu vực da chàm bị nhiễm trùng và trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Tránh hoặc hạn chế tối đa các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như: tôm, cá, đồ chiên rán, hải sản, đồ cay nóng.
  • Không nên tắm cho bé với nước quá nóng và chỉ nên tắm trong vòng 5 phút, kể cả khi trời nóng.
  • Thay tã định kỳ, vệ sinh sạch sẽ da bé nước tiểu cũng có thể khiến chàm bùng phát.
  • Sử dụng nước tắm thảo dược Diệp An Nhi dịu nhẹ để tắm hàng ngày cho bé.
  • Lựa chọn cho bé quần áo thoáng mát, dễ thấm mồ hôi.
  • Dù da bé đang không ở thời kỳ bùng phát chàm, mẹ vẫn nên dưỡng ẩm da cho bé thường xuyên.
  • Giữ cho môi trường xung quanh trẻ luôn thoáng mát, đủ độ ẩm cần thiết.
2. Bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến là hiện tượng da xuất hiện nhiều mảng đỏ và có vảy dày, màu ánh bạc. Trẻ bị vảy nến da thường khô, nứt nẻ và có thể bị chảy máu. Bệnh khiến bé ngứa, cảm giác nóng rát và đau đớn ở da. Móng tay của trẻ dày hơn bình thường, có vết lõm, một số trẻ bị sưng và cứng khớp.

Một số trẻ bị vẩy nến nhẹ ở vài khu vực nhỏ, có vảy nhìn như gàu, nhưng một số bé khác lại bị tổn thương ở cả vùng da khá lớn như: lưng dưới, khuỷu tay, đầu gối, chân, da đầu, mặt…

3. Bệnh mụn mủ, mụn nhọt

Cũng như người lớn, trẻ em có thể gặp phải một hoặc nhiều mụn trên da. Nó có thể xuất hiện bất chợt như một vết sưng, sau vài ngày sẽ có mủ và to dần khiến trẻ cảm thấy đau nhức. Mụn chủ yếu xuất hiện ở khu vực tiết nhiều dầu.

  • Nhọt thông thường: xung quanh nhọt có thể đỏ và sưng, sau vài ngày xuất hiện mủ. Khi nhọt chín sẽ tự vỡ và chảy mủ khiến bé đau đớn. Nhưng nhọt thông thường sẽ tự lành trong vài tuần và không quá nguy hiểm nếu được giữ vệ sinh sạch sẽ. Mẹ nên bôi dung dịch sát khuẩn khi nhọt vỡ để tránh nhiễm trùng. Nhọt kích thước lớn sẽ để lại sẹo và vết thâm cho da bé.
  • Nhọt độc: nhọt độc thường xuất hiện ở phía sau gáy, vai hoặc đùi của bé và mức độ tổn thương lớn hơn, đồng thời sẽ lâu khỏi hơn. Khi gặp phải nhọt độc, trẻ có thể bị sốt, lạnh, cơ thể mệt mỏi. Mẹ cần theo dõi bé cẩn thận để có những xử trí kịp thời.

Nước tắm thảo dược phòng ngừa và điều trị bệnh ngoài da cho bé

 

 

Làn da trẻ sơ sinh vừa mỏng manh nhạy cảm lại dễ gặp phải các vấn đề về da nên mẹ cần rất thận trọng khi chăm sóc da trẻ. Hiểu được nỗi lo của người mẹ, Công ty cổ phần Dược Khoa đã cho ra đời nước tắm thảo dược trẻ em Diệp An Nhi.

Diệp An Nhi là sự kết hợp tuyệt vời các loại thảo dược truyền thống với công nghệ hiện đại, không những làm sạch da bé dịu nhẹ mà còn giúp kháng nấm, kháng khuẩn, kháng virus giúp bảo vệ da bé khỏi những tác nhân bên ngoài. Trẻ tắm bằng Diệp An Nhi sẽ hạn chế bị rôm sảy mùa nóng và giảm nguy cơ bùng phát chàm mùa lạnh.

Thành phần dưỡng ẩm thiên nhiên Aquaxyl giúp cân bằng độ ẩm do da bé suốt bốn mùa. Đối với những bé mắc các bệnh ngoài da được nhắc đến ở trên, việc tắm bằng nước tắm thảo dược Diệp An Nhi hàng ngày cũng giúp da bé nhanh lành hơn, giảm triệu chứng và sớm khỏe mạnh. Nước tắm thảo dược Diệp An Nhi sẽ cùng mẹ chăm sóc da bé trong những năm tháng đầu đời.

Xem thêm: Công dụng của nước tắm thảo dược đối với làn da bé

Dược Khoa Shop