Với thời tiết ấm hơn, mùa xuân và mùa hè ở miền bắc tràn ngập các lễ hội, kỳ nghỉ vui chơi thú vị dành cho trẻ em. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm các bệnh phát ban ở trẻ xuất hiện khiến ba, mẹ lo lắng. Dưới đây là một số phát ban thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong hai mùa đầu năm.
Phát ban nhiệt (Rôm sảy)
Rôm sảy là loại phát ban phổ biến trong những tháng mùa hè nóng nực. Các nốt phát ban này thường có màu đỏ, sần sùi, ngứa ngáy và chủ yếu xuất hiện ở những vị trí tiết nhiều mồ hôi như nách, lưng, ngực, sau đầu gối, khuỷu tay. Phát ban nhiệt hình thành khi các ống dẫn mồ hôi trên da của bé bị tắc nghẽn và mồ hôi không thể thoát ra khỏi da. Phát ban thường tự biến mất trong vòng một hoặc hai ngày sau khi da bé trở nên mát mẻ. Chính vì vậy, điều quan trọng là bạn cần giúp cơ thể bé hạ nhiệt, đưa bé vào những khu vực có bóng râm, phòng có điều hòa hoặc quạt và mặc cho bé những bộ quần áo thoáng khí trong những tháng hè oi bức. Đặc biệt, mẹ đừng quên tắm hàng ngày cho bé bằng nước tắm thảo dược Diệp An Nhi để phòng ngừa và điều trị rôm sảy nhanh chóng.
Muỗi và côn trùng đốt
Thật không may, những tháng ấm áp cũng làm tăng nguy cơ trẻ bị muỗi và côn trùng đốt bởi các khu vực da mặc quần áo cộc. Vết côn trùng cắn thường khiến vùng da nhỏ ở nơi vết cắn bị sưng tấy. Làn da của trẻ nhỏ nhạy cảm và mỏng hơn người lớn rất nhiều lần nên thường phản ứng mạnh hơn, vết cắn có thể bị sưng to hơn và thậm chí bé cũng có thể sốt cao. Trong trường hợp này, bạn nên đưa bé tới khám bác sĩ để được chỉ dẫn và kê thuốc kịp thời.
Để giúp ngăn ngừa muỗi và côn trùng cắn mẹ nhớ tắm bé bằng Diệp An Nhi, tinh dầu màng tang và tinh dầu sả chanh giúp đuổi muỗi và côn trùng rất hiệu quả.
Phát ban dị ứng bởi dầu của cây thường xuân, cây sồi, cây sơn độc
Dầu trong cây thường xuân, cây sồi và cây sơn độc thường gây phản ứng dị ứng với da trong những tháng thời tiết ấm áp .Phát ban có thể xuất hiện vài giờ đến 3 ngày sau khi tiếp xúc với cây. Phát ban xuất hiện dưới dạng mụn nước và rất ngứa. Nếu dầu vẫn còn trên quần áo hoặc móng tay, phát ban có thể tiếp tục lan rộng. Bản thân chất dịch trong mụn nước không làm cho nốt ban lan rộng mà chính bởi lượng dầu còn lưu lại.
Cách tốt nhất để điều trị chính là phòng ngừa không để bé tiếp xúc với dầu của ba loại cây này. Bạn hãy giúp bé nhận biết hình dáng và cách tránh xa các loại cây này để tránh phát ban. Nếu bạn có tiếp xúc, hãy đảm bảo rằng quần áo và giày dép của bạn đều được giặt bằng xà phòng để tránh gây phát ban cho trẻ.
Khi phát ban xuất hiện, nếu nó nhẹ, có thể thoa kem nano bạc Agrin để làm dịu da bé. Nếu phát ban nghiêm trọng hoặc trên mặt, bạn nên gọi cho bác sĩ để có chẩn đoán và cách điều trị tốt nhất.
Cháy nắng
Trẻ hoạt động ngoài trời rất cần thiết cho sự phát triển nhưng chúng ta cần đảm bảo giúp bé tránh khỏi ánh nắng mặt trời. Trẻ bị cháy nắng sẽ xuất hiện phát ban đỏ ngứa ở cổ, ngực và cánh tay. Phát ban này thường sẽ tự khỏi sau vài ngày mà không cần điều trị. Cháy nắng là một loại phát ban ở trẻ có thể phòng ngừa bằng cách:
- Hạn chế để trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 10h sáng đến 4h chiều khi tia UV mạnh nhất. Nếu trẻ bắt buộc phải ra ngoài trong thời điểm này thì cần đang che chắn cẩn thận bằng áo dài tay, đội mũ có vành rộng, đeo kính râm và thoa kem chống nắng dành cho trẻ.
- Kem chống nắng phải có chỉ số SPF ít nhất từ 15 đến 30 và nên thoa trước khi ra ngoài trời từ 15 đến 30 phút và cần được thoa lại sau mỗi 2 giờ hoặc sau khi bơi.
- Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và ở những chỗ râm mát đồng thời mặc quần áo bảo hộ mặc quần áo bảo hộ.
Nổi mề đay (mày đay)
Mùa xuân và mùa hè cũng là thời điểm có nhiều chất gây dị ứng trong môi trường và có thể gây ra phản ứng dị ứng được gọi là phát ban hoặc mề đay. Phát ban thường nổi lên, đỏ và gồ ghề và ở vùng trung tâm màu nhạt hơn. Mề đay có thể xảy ra trên toàn cơ thể hoặc chỉ ở một khu vực. Nổi mề đay cũng có thể xuất hiện một lúc trên một số vùng khác nhau của cơ thể. Khá nhiều người nhầm lẫn mề đay với rôm sảy. Tuy nhiên nguyên nhân của hai phát ban này là khác nhau.
Nếu như rôm sảy là do tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn thì mề đay xuất hiện do nhiễm virus, dị ứng thức ăn, thuốc men, côn trùng cắn, kem dưỡng da và quần áo mới. Tuy nhiên không phải lúc nào bạn cũng phát hiện được đúng nguyên trẻ nổi mề đay.
Hầu hết mề đay sẽ biến mất trong vòng một tuần nhưng có thể kéo dài từ 2 đến 4 tuần. Để điều trị mề đay, bác sĩ sẽ kê cho bé thuốc kháng histamin. Nếu con bạn thở khò khè hoặc khó nuốt, hãy đưa bé tới bệnh viện ngay lập tức.
Tay chân miệng
Tay chân miệng là một bệnh phát ban thông thường ở trẻ khi thời tiết ấm áp, bệnh do một loại vi rút thuộc họ Coxsackie gây ra. Loại vi-rút này gây ra triệu chứng sốt, đau họng và xuất hiện các nốt đỏ hoặc vết loét rải rác trong miệng và trên da, thường ở bàn tay, bàn chân, cánh tay, chân và đôi khi ở mông / vùng quấn tã.
Bệnh tay chân miệng không có thuốc điều trị mà chỉ có thể giảm triệu chứng bằng thuốc hạ sốt và theo dõi lượng nước của trẻ. Trẻ bị chân tay miệng cần tránh ăn cam quýt vì chúng có thể gây kích ứng các vết loét.
Bạn nên cho bé uống nhiều nước để tránh bị mất nước. Trẻ bị tay chân miệng có thể kéo dài trong 1-2 tuần và đôi khi chúng ta thấy ngón chân, ngón tay trẻ bị bong tróc trong 1-2 tuần nhưng điều này không nguy hiểm.
Dược Khoa Shop