Bệnh đa xơ cứng là một bệnh mãn tính không thể khỏi, bệnh sẽ bùng phát và trầm trọng thêm nếu gặp các tác nhân kích thích. Tuy nhiên, nếu bạn biết rõ tác nhân gây bệnh, bạn có thể tránh được hoặc có cách để hạn chế bệnh phát triển bằng việc thay đổi lối sống, tập thể dục và có thực đơn dinh dưỡng lành mạnh.
Các yếu tố kích hoạt của các bệnh nhân đa xơ cứng không giống nhau, Bạn và một bệnh nhân đa xơ cứng khác có thể cùng bị kích hoạt bởi một số yếu tố nhưng đó cũng có thể là yếu tố duy nhất tác động đến bạn. Việc theo dõi các tác nhân kích thích này sẽ giúp xác định được chính xác các yếu tố nguy cơ của từng bệnh nhân. Chính vì thế các bệnh nhân đa xơ cứng cần ghi lại các triệu chứng, thời điểm bệnh xảy ra những việc làm trước đó để xác định tác nhân tiềm ẩn.
Dưới đây là một số tác nhân phổ biến nhất mà bệnh nhân đa xơ cứng có thể gặp và mẹo phòng tránh.
1. Căng thẳng ảnh hưởng đến bệnh đa xơ cứng
Thật khó để tránh căng thẳng khi mắc một căn bệnh mãn tính như bệnh đa xơ cứng. Tuy nhiên, căng thẳng trong cuộc sống cũng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: công việc, tài chính, các mối quan hệ gia đình, xã hội. Và tất cả các căng thẳng này khi quá tải sẽ khiến triệu chứng bệnh đa xơ cứng của bạn trở nên trầm trọng hơn.
Cách tránh
Tìm kiếm cho mình một hoạt động nào đó mà bạn yêu thích, có thể giúp bạn thư giãn, giảm căng thẳng. Đó là các bài tập yoga, thiền, bởi chúng có thể giúp chúng ta loại bỏ lo lắng và giảm nguy cơ bùng phát các triệu chứng. Bạn cũng có thể nghe những bản nhạc mình yêu thích, dành thời gian dạo chơi cùng những người thân yêu.
2. Nhiệt độ cao
Tất cả những gì có thể sinh ra nhiệt như: nhiệt độ từ ánh nắng mặt trời, phòng xông hơi, nước nóng đều có thể gây khó chịu với những người bị đa xơ cứng, chúng có thể khiến các triệu chứng của bạn trở nên trầm trọng hơn.
Cách tránh
Bạn không nên tham gia trong các môi trường có nhiệt độ cao như phòng xông hơi khô, phòng yoga nóng và bồn tắm nước nóng cũng như tắm vòi sen ở nhiệt độ cao. Bệnh nhân đa xơ cứng cần giữ cho ngôi nhà của minh luôn mát mẻ bằng quạt, điều hòa không khí. Khi ra ngoài vào ngày nắng nóng, bạn cần tránh ánh nắng trực tiếp, mặc áo dài tay, đội mũ và lựa chọn những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát, sáng màu đồng thời cố gắng ở trong bóng râm càng nhiều càng tốt.
3. Sinh con và bệnh đa xơ cứng
Một điều đáng buồn là việc sinh con có thể khiến bệnh đa xơ cứng của phụ nữ bùng phát ngay sau sinh.
Cách tránh
Bạn không thể tránh việc sinh con cũng như không thể ngăn được cơn bùng phát các triệu chứng nhưng bạn có thể tìm cách để giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bằng cách nhờ người thân chăm sóc em bé và giúp bạn làm một số công việc để bạn có thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân, tránh căng thẳng và phục hồi nhanh chóng.
Bạn đừng quên sử dụng sữa tắm khô Yaocare Medic để vệ sinh cơ thể khi chưa thể tắm như bình thường. Yaocare Medic giúp phụ nữ sau sinh cảm thấy sạch sẽ, thoải mái, tinh thần thư giãn. Đây còn là bài thuốc tắm chữa bệnh của người Dao Áo dài có thể giúp bạn phục hồi sức khỏe tốt hơn.
Bạn sẽ ngạc nhiên bởi việc cho con bú có tiềm năng chống lại các cơn bùng phát bệnh nhưng chưa có bằng chứng rõ ràng. Tuy nhiên, trong khi bạn dùng thuốc điều trị bệnh, bạn không nên cho con bú.
4. Mắc các bệnh viêm nhiễm
Có nhiều loại nhiễm trùng sẽ làm cho bệnh đa xơ cứng của bạn bùng phát khiến các triệu chứng của bệnh nghiêm trọng hơn. Ví dụ: viêm đường tiết niệu, viêm họng, cảm cúm, cảm lạnh.
Cách tránh
Bạn cần giữ cho mình một lối sống lành mạnh để có sức khỏe tốt, ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng. Giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay thường xuyên trong mùa cảm cúm và tránh tiếp xúc với những người ốm khi bạn đang trong giai đoạn bùng phát bệnh.
5. Một số loại vaccine
Các loại vaccine nhìn chung là an toàn và được khuyến nghị cho tất cả mọi người, kể cả với bệnh nhân đa xơ cứng. Tuy nhiên, một số vaccine chứa mầm bệnh sống lại có nguy cơ khiến các triệu chứng của bệnh trở nên trầm trọng thêm.
Cách tránh
Trước khi quyết định tiêm một loại vaccine nào, bạn nên hỏi kiến bác sĩ để xác định những vaccine sẽ khiến bệnh của bạn tồi tệ hơn và vaccine nào an toàn nhất cho bạn. Ví dụ: vaccine cúm sẽ giúp bạn ngăn ngừa bùng phát trong tương lai.
6. Thiếu vitamin D
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người có vitamin D thấp sẽ có nguy cơ bùng phát bệnh đa xơ cứng cao hơn so với những người bổ sung vitamin D đầy đủ. Vitamin D đã được chứng minh có thể giúp phòng ngừa bệnh đa xơ cứng phát triển.
Cách tránh
Chính bởi lợi ích của vitamin D với bệnh nhân đa xơ cứng, bạn cần kiểm tra nồng độ vitamin D thường xuyên để có thể bổ sung kịp thời bằng các loại thực phẩm hàng ngày cũng như viên uống bổ sung vitamin D.
7. Ngủ ít
Giấc ngủ có tầm quan trọng ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của chúng ta. Thời gian ngủ là lúc cơ thể tái tạo lại sức lao động, não và các khu vực khác bị tổn thương được chữa lành. Nếu bạn không ngủ đủ giấc, thời gian chữa lành không đủ, bạn sẽ mệt mỏi quá mức và điều này kích hoạt các triệu chứng của bệnh đa xơ cứng và khiến chúng trở nên tồi tệ hơn.
Bệnh đa xơ cứng cũng là nguyên nhân khiến giấc ngủ của bạn trở nên khó khăn hơn, ngủ không sâu giấc. Điều này là do các triệu chứng co thắt cơ, đau, ngứa ran làm bạn không thể ngủ nổi. Ngoài ra một số thuốc điều trị đa xơ cứng cũng làm thay đổi chu kỳ giấc ngủ tự nhiên của bạn.
Cách tránh
Đừng ngần ngại nói chuyện với bác sĩ của bạn về những vấn đề bạn gặp phải khi ngủ bởi giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe của bạn. Bác sĩ sẽ đưa ra những biện pháp giúp bạn dễ ngủ hơn hoặc có thể loại trừ các yếu tố khiến bạn khó ngủ.
8. Chế độ ăn uống không lành mạnh
Chắc chắn một chế độ ăn uống lành mạnh và vận động thể chất thường xuyên sẽ giúp bạn có sức khỏe tốt, tránh bùng phát và giảm triệu chứng của bệnh đa xơ cứng. Bạn không nên ăn thực phẩm chế biến sẵn, hãy lựa chọn thực phẩm tươi mới cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bạn.
Cách tránh
Bạn đừng ngại gặp bác sĩ dinh dưỡng để xây dựng một kế hoạch ăn uống lành mạnh.
9. Thuốc lá
Thuốc lá có thể làm tăng các triệu chứng của bệnh đa xơ cứng và khiến bệnh tiến triển nhanh hơn. Hơn nữa, hút thuốc sẽ khiến sức khỏe tổng thể của bạn kém đi, bạn dễ mắc các bệnh phổi và tim.
Cách tránh
Bỏ thuốc lá bất kể lúc nào bạn có thể bởi ngay cả khi bạn vừa được chẩn đoán bị đa xơ cứng thì kết quả này vẫn có thể được cải thiện.
10. Một số loại thuốc
Có một số loại thuốc gây ra tác dụng phụ đối với bệnh đa xơ cứng, chúng khiến các triệu chứng của bệnh trở nên trầm trọng hơn. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ thần kinh của mình về bất kể một loại thuốc nào mà bạn được các bác sĩ khác kê để đảm bảo rằng bạn không sử dụng loại thuốc nào có thể gây bùng phát bệnh. Tốt nhất bạn nên theo dõi sức khỏe tại một cơ sở y tế nhất định để đảm bảo liên lạc giữa các bác sĩ.
Cách tránh
Luôn luôn báo cáo lại tất cả các thuốc bạn dùng với bác sĩ điều trị bệnh đa xơ cứng của bạn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
11. Ngừng thuốc quá sớm
Có những lúc bạn gặp phải tác dụng phụ của thuốc điều trị đa xơ cứng, nhưng việc ngừng thuốc không được sự đồng ý của bác sĩ sẽ khiến cho bệnh của bạn có nguy cơ bùng phát hoặc tái phát.
Cách tránh
Việc sử dụng thuốc như thế nào và khi nào nên ngừng dùng thuốc là điều bạn cần phải hỏi ý kiến bác sĩ bởi họ mới là người biết điều gì tốt cho căn bệnh của bạn. Có thể một vài tác dụng phụ khiến bạn khó chịu nhưng chúng lại có tác dụng ngăn ngừa tái phát và phát triển các triệu chứng mới.
12. Hoạt động quá sức
Bệnh nhân đa xơ cứng sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, chính vì thế bạn cần được nghỉ ngơi. Nếu bạn liên tục phải cố gắng, thậm chí cả cố gắng đi ngủ thì chúng cũng có thể gây mệt mỏi và bùng phát triệu chứng của bệnh.
Cách tránh
Luôn luôn tĩnh tâm để lắng nghe cơ thể bạn, nhận biết các dấu hiệu khác thường. Tạm ngừng các hoạt động khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Đẩy cơ thể bạn đến mức kiệt quệ chỉ khiến việc phục hồi sức khỏe trở nên khó khăn hơn.
Nếu bạn bị đa xơ cứng, bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa bệnh tái phát và giảm các triệu chứng của bệnh. Đừng quên trao đổi với bác sĩ khi bạn gặp khó khăn trong việc kiểm soát các triệu chứng đa xơ cứng của mình.
Dược Khoa Shop