Tình trạng thanh quản bị viêm nhiễm gây ra mất giọng hoặc khàn tiếng gọi là bệnh viêm thanh quản. Khi bệnh kéo dài hơn 3 tuần sẽ trở thành viêm thanh quản mãn tính. Nguyên nhân của bệnh có thể do các bệnh khác hoặc do lối sống của bạn.
Trong bài viết này, Dược Khoa Shop sẽ cùng bạn tìm hiểu về bệnh viêm thanh quản mãn tính bao gồm: nguyên nhân, triệu chứng và các yếu tố nguy cơ của bệnh cũng như cách điều trị và phòng ngừa bệnh.
Tổng quan về viêm thanh quản mãn tính
Thanh quản là nơi chứa các dây thanh âm trong cổ họng giúp tạo ra âm thanh và giọng nói của chúng ta. Viêm thanh quản gây sưng và viêm thanh quản, ảnh hưởng đến hoạt động của thanh quản và có thể dẫn đến thay đổi giọng nói, chẳng hạn như khàn giọng. Thanh quản cũng rất cần thiết để bảo vệ đường hô hấp, nuốt, ho và hỗ trợ phổi.
Viêm thanh quản có 2 tình trạng là cấp tính và mãn tính. Đúng như tên gọi của nó, viêm thanh quản cấp tính không phải tình trạng nghiêm trọng, chỉ diễn ra trong thời gian ngắn dưới 1 tuần, các triệu chứng sẽ giảm dần kể cả khi bạn điều trị tại nhà mà không cần uống thuốc.
Còn viêm thanh quản mãn tính thì diễn ra chậm hơn, các triệu chứng xuất hiện từ nhẹ đến nặng và kéo dài hơn 3 tuần mặc dù đã được điều trị. Đây là tình trạng nghiêm trọng vì chúng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và nó cũng có thể là dấu hiệu của căn bệnh nguy hiểm nào đó như bệnh tự miễn. Tuy nhiên, bản thân bệnh không gây ra biến chứng nghiêm trọng mà chỉ khiến bạn bị ho dai dẳng, khó nuốt và đau họng.
Triệu chứng của viêm thanh quản mãn tính
Ngoài triệu chứng chính của viêm thanh quản là khản tiếng và đau họng thì tình trạng mãn tính còn có thể xuất hiện thêm một số biểu hiện khác: có đờm, ho lâu ngày, khó nuốt, đau họng, cảm giác có khối u trong họng, sốt. Thực tế viêm thanh quản cấp tính cũng có thể xuất hiện các triệu chứng này nhưng nó sẽ diễn ra nhanh chóng. Thông thường, khàn giọng thường sẽ kéo dài lâu nhất so với các triệu chứng khác.
Ngoài ra, viêm thanh quản còn có thể xuất hiện kèm theo một số triệu chứng khác của cảm cúm như: mệt mỏi, đau đầu, đau người, sổ mũi…
Có thể dây thanh quản của bạn bị tổn thương âm thầm theo thời gian và phát triển các polyp hoặc các nốt sần. Khi chúng to dần lên gây cảm giác khó chịu nhưng nó không gây ra vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe của bạn.
Nguyên nhân thanh quản bị viêm mãn tính
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra viêm thanh quản. Đối với trường hợp cấp tính, nguyên nhân chủ yếu do virus (cảm cúm, cảm lạnh), vi khuẩn, nấm. Còn với trường hợp mãn tính, nguyên nhân viêm thanh quản có thể bao gồm: do trào ngược dạ dày; nói hoặc hét, hay hát quá to, quá nhiều như giáo viên, ca sĩ; viêm họng do vi khuẩn, hút thuốc lá, sử dụng nhiều steroid qua đường hít; uống nhiều rượu; viêm xoang; làm việc trong môi trường ô nhiễm chứa hóa chất, khói bụi.
Các yếu tố rủi ro của bệnh viêm thanh quản
Ai cũng có thể mắc viêm thanh quản, tuy nhiên một số người có nguy cơ phát triển bệnh viêm thanh quản mãn tính cao hơn nếu thuộc nhóm nguy cơ sau đây:
- Nghiện thuốc lá.
- Môi trường làm việc ô nhiễm, nhiều bụi bẩn hoặc tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất tổng hợp.
- Những người cần sử dụng giọng nói nhiều như giáo viên, ca sĩ, MC…
- Những người sức đề kháng kém, thường xuyên bị nhiễm trùng đường hô hấp.
Điều trị viêm thanh quản
Nếu bạn bị viêm thanh quản, có thể lựa chọn một số cách điều trị đơn giản ngay tại nhà. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài 1 tuần bạn cần tới gặp bác sĩ vì có thể bạn đã bị viêm thanh quản mãn tính và cần uống thuốc kê đơn. Dưới đây là một số cách điều trị viêm thanh quản mà bạn có thể áp dụng:
- Hạn chế sử dụng giọng nói khi không cần thiết.
- Uống nhiều nước ấm mỗi ngày.
- Không nên uống nhiều cà phê, trà và rượu.
- Hạn chế dùng thuốc nhỏ mũi co mạch.
- Không nên hút thuốc lá.
- Hạn chế tiếp xúc các chất gây kích ứng cổ họng như khói bụi hay hóa chất.
- Súc miệng bằng nước muối ấm hoặc nước súc miệng hàng ngày. Bạn có thể tham khảo nước súc miệng Yaocare hoặc T.M.T. Tuy nhiên đây là nước súc miếng chứa chlohexidine nên bạn chỉ sử dụng trong giai đoạn điều trị để tránh răng bị ố.
- Sử dụng xịt họng keo ong Propobee để giúp làm giảm các triệu chứng đau, rát họng đồng thời phòng tránh bội nhiễm. Keo ong trong Propobee được coi như kháng sinh tự nhiên giúp kháng khuẩn, kháng viêm rất hiệu quả.
Bài viết liên quan: Keo ong từ “tác dụng diệu kỳ” đến xịt họng giảm ho Propobee mang tính đột phá
Tuy nhiên, việc điều trị viêm thanh quản còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nếu bạn bị viêm thanh quản do trào ngược axit lên thực quản, bạn cần ăn các món ăn không chứa chất béo, cay, nóng. Còn nếu bạn bị viêm thanh quản bởi vi khuẩn thì bạn cần uống thuốc kháng sinh theo đơn của bác sĩ.
Phòng ngừa bệnh viêm thanh quản
Mặc dù bệnh viêm thanh quản mãn tính không phải lúc nào cũng có thể phòng tránh nhưng bạn vẫn nên phòng ngừa để giảm nguy cơ mắc bệnh bằng các cách hữu ích dưới đây:
- Không nên hút thuốc lá hoặc cai thuốc lá đồng thời nên tránh khói thuốc xung quanh bạn.
- Không nên lạm dụng sử dụng giọng nói, chỉ nói to khi cần thiết.
- Sử dụng rượu, bia, cà phê, chè điều độ.
- Không để cô bị lạnh và khô, luôn giữ ẩm cho cổ họng bằng cách uống nước và sử dụng máy tạo độ ẩm.
- Giữ vệ sinh, rửa tay thường xuyên.
- Sử dụng xịt họng keo ong Propobee sau mỗi lần bạn nói quá nhiều hoặc nói quá to để phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Nếu bạn bị viêm thanh quản kéo dài hơn 1 tuần với các triệu chứng như khàn tiếng và cảm thấy khó chịu thì chứng tỏ bạn đã bị viêm thanh quản mãn tính. Nguyên nhân gây viêm thanh quản có thể do virus, vi khuẩn, và các yếu tố gây kích ứng cổ họng. Để điều trị và phòng ngừa viêm thanh quản mãn tính, bạn chỉ cần cố gắng tránh các yếu tố nguy cơ. Tuy nhiên, hãy tới gặp bác sĩ nếu tình trạng của bạn không cải thiện sau vài tuần điều trị.
Dược Khoa Shop