Trẻ biếng ăn là nỗi lo lớn của cha mẹ. Họ luôn lo lắng khổ tâm hàng ngày để tìm cách cung cấp cho con chất dinh dưỡng vào trong cơ thể. Sau đây Tiêu hóa khỏe sẽ giúp các bậc cha mẹ phương pháp để trị trẻ biếng ăn. Để tiện theo dõi ‘Sống Vui Khỏe Đẹp’ xin chia thành các đầu mục:
I. Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn
– Tâm lý “sợ ăn”
Vì tâm lý này, trẻ hay che miệng khi thấy thức ăn hoặc ngậm miệng lại. Trẻ thường xuyên ngậm thức ăn, không nuốt và khóc nếu bị mẹ ép. Với trẻ lớn hơn trẻ sẽ trốn mẹ vào giờ ăn hoặc ăn rất ít, tỏ ra khó chịu khi ăn.
– Mẹ chế biến thức ăn đơn giản
Vì bận rộn, chạy đôn chạy đáo với việc kiếm tiền, mẹ chế biến cho trẻ những món ăn với những màu sắc, mùi vị đơn điệu, kém hấp dẫn. ĐIều này làm bé không có hứng thú khi ăn, dẫn đến chứng biếng ăn.
– Dấu hiệu sinh lý:
Tình trạng mọc răng, biết lật, biết ngồi, biết đứng, biết đi,… sẽ khiến trẻ biếng ăn.
– Sử dụng những loại thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh sẽ gây loạn khuẩn đường ruột, giảm quá trình lên men thức ăn dẫn đến trạng thái biếng ăn.
II. Hậu quả của việc trẻ biếng ăn
Trẻ sẽ bị thiếu năng lượng và chất dinh dưỡng, chậm tăng cân và phát triển chiều cao, gây còi xương, suy dinh dưỡng.
Trẻ sẽ bị suy giảm hệ miễn dịch, gây nguy cơ viêm nhiễm cao như viêm đường hô hấp, tiêu chảy…
Bé dễ bị rối loạn nhận thức và cảm xúc, không chỉ ảnh hưởng đến khả năng học tập trước mắt và có thể kéo dài đến 5 năm sau.
Trẻ biếng ăn dẫn đến thiếu chất, khả năng đề kháng kém. Từ đó, bé dễ bị bệnh, mệt mỏi, ăn không ngon miệng và lại càng biếng ăn hơn.Nó làm thành một vòng luẩn quẩn khép kín, mà nếu không hiểu hết lý do sâu xa, mẹ sẽ càng khiến bé sợ “phải” ăn.
III. Cách trị trẻ biếng ăn
1. Không nên cho trẻ ăn vặt
Việc cho trẻ ăn vặt và dùng các loại đồ ăn chứa nhiều calo như socola, kẹo hay đồ uống có ga sẽ khiến cho hàm lượng đường trong máu tăng cao gây ra
cảm giác no ảo. Chính vì thế, cứ đến giờ ăn, con sẽ không cảm thấy đói và chán ăn.
2. Đảm bảo giấc ngủ cho trẻ
Việc ngủ đủ giấc có mỗi liên hệ chặt chẽ đối với sự thèm ăn của trẻ nhỏ. Nếu trẻ bị thiếu ngủ thì não sẽ bị ức chế, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa.
Chính vì thế, để trẻ ngủ đủ và ngủ say giấc đóng vai trò rất quan trọng. Mẹ cũng nên nhớ số giờ bé cần ngủ dị biệt với mỗi độ tuổi.
3. Kích thích trí tò mò của trẻ
Một cách tự nhiên, tất cả trẻ em đều thích vị ngọt hơn các vị khác, nhưng bằng sự khéo léo bạn sẽ hướng sự chú ý của chúng vào các vị khác.
Hãy để conkhám phá món ăn mới. Nếu chúng không thích, không nên ép, tuy nhiên hãy thử vào lần sau. Trong khoảng từ 4 đến 7 tuổi trẻ em cần làm quen với vị mới 4 – 5 lần.
4. Tạo không khi vui vẻ cho bữa ăn
Hãy quan tâm đến không khí của bữa ăn. Sự vội vã, lộn xộn hay những cau có xung khắc hàng ngày giữa bố và mẹ sẽ làm bé ăn mất ngon. Hãy để bé ngồi ăn cùng gia đình để tận hưởng không khí vui vẻ đó.
5. Cho trẻ ăn sữa chua
Sữa chua bổ sung men tốt cho hệ tiêu hóa. Sữa chua rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé, làm bé ăn thấy ngon miệng hơn
6. Cho trẻ ăn khi thấy đói
Trẻ em thường chối bỏ thức ăn chẳng qua là vì chúng chưa đói. Cũng có thể do bạn đã vô tình không cho bé cơ hội ấy.
Hãy thử trong vài ngày liền không liên tục ép bé ăn và hay đợi để tự bé phải nhắc đến bữa ăn vì đói bụng. Khi đã quan sát được lúc nào trẻ thường thấy đói, bạn hãy cho trẻ ăn vào những giờ cố định.
7. Tránh kéo dài bữa ăn và ăn vào giờ cố định
Mỗi bữa ăn bạn nên bớt ít khẩu phần và ngồi bên cạnh, bắt trẻ phải tập trung ăn trong vòng 20 – 30 phút. Nếu hết thời gian đó mà con bạn chưa ăn xong thì ngưng ngay bữa ăn.
8. Rủ trẻ cùng vào bếp với mẹ
Việc làm này sẽ giúp con có hứng thú đối với bữa ăn hơn. Sau đó việc ăn uống đối với chúng không phải là bị ép buộc mà trở thành niềm thích thú.
9. Chấp nhận một số món ăn trẻ thích
Nếu trẻ cứ nhất định đòi uống sinh tố cà chua với cam, bạn đừng lấy đó làm điều bực mình. Đó chẳng qua là khẩu vị của trẻ đòi hỏi.
Nếutrẻ chỉ thích bánh mì kẹp bơ hay uống sữa bằng ống hút thì bạn cứ chiều theo ý thích của trẻ, chắc chắn rồi đến một lúc nào đó bé sẽ chán.
10. Khuyến khích trẻ tự ăn
Phần lớn trẻ 2-3 tuổi sẽ ăn nhiều hơn nếu người mẹ cứ để trẻ tự xúc cơm.
Nếu người mẹ cứ bón cho con ăn mãi, dần dần bé sẽ nhận thấy rằng bữa ăn đúng là một cực hình đầy khó chịu, chẳng khác gì phải gội đầu hay uống thuốc.
Hãy làm sao để trẻ thấy rằng bữa ăn là niềm vui, là sự thích thú giống như bé đang chơi một trò chơi vui vậy.
11. Không nên ép trẻ ăn theo tiêu chuẩn
Theo chuyên gia, trong mỗi bữa nếu trẻ ăn ít hoặc thiếu một hai món thì cũng không đáng, có xác suất đền bồi bằng các thức ăn khác mà trẻ thích như bánh bông lan, snack hay một số loại rau quả, trái cây. Vì thế, cha mẹ đừng ép ăn vì lo trẻ thiếu chất.
12. Mẹ nên lên thực đơn hàng ngày khoa học, đa dạng và hấp dẫn
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, do các bà mẹ không có kế hoạch lên thực đơn hàng ngày cho con, khiến trẻ đứng trước nguy cơ bị thiếu chất (một trong số các nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn), ảnh hưởng đến khả năng phát triển trí não và thể chất.
Mẹ nên xây dựng chế độ ăn cho trẻ biếng ăn đa dạng, khoa học với đầy đủ các nhóm dinh dưỡng theo độ tuổi, vừa đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho con, vừa giúp con hào hứng hơn với các bữa ăn.
13. Hãy giảm khẩu phần ăn của trẻ.
Thay đổi khẩu phần ăn của trẻ
Một bát cơm đầy có ngọn quả không kích thích sự thèm ăn của trẻ chút nào. Trái lại là đằng khác – nó khiến trẻ sợ và ngán.
Sẽ hoàn toàn khác nếu trước mặt trẻ là một miếng thịt nho nhỏ, một chút xíu cơm và vài thìa canh.
14. Hãy để cho trẻ tự chọn.
Trước khi nấu ăn, bạn hãy hỏi trẻ: “Con thích ăn gì nào?” và đưa ra một thực đơn mà bạn có thể làm để trẻ chọn. Có thể trẻ sẽ chẳng chọn gì cả, biết làm sao được! Nhưng cũng có thể trẻ sẽ thích một món nào đó.
15. Đừng ép trẻ ăn cái mà nó không thích.
Đừng ép trẻ ăn cái trẻ không thích
Thay vì thịt, bạn có thể cho trẻ ăn trứng, cá hoặc giò, xúc xích. Nếu trẻ sợ rau, thì thay vì bực bội, bạn hãy cho trẻ ăn thêm trái cây.
16. Bạn đừng cố giấu những thứ trẻ không thích ăn vào các món ăn.
Vì chắc chắn trẻ sẽ phát hiện ra và sẽ không chịu ăn gì nữa. Và nguy nhất là bạn đã làm
nó ghét cái món mà đến nay nó vẫn thích.
17. Bạn có thể dùng chiến thuật “bình mới rượu cũ”
Thay vì cho trẻ ăn thịt với cơm, bạn kẹp thịt vào bánh mỳ. Bạn có thể cho canh vào cốc như một thứ đồ uống thay vì để ở bát như thường lệ. Bạn thử xay trái cây rồi cho vào ngăn đá cho đông sệt lại, có thể trẻ sẽ thích hơn?
18. Chỉ cho trẻ uống sau bữa ăn
Bạn không để trẻ vừa ăn vừa uống, đặc biệt là trước bữa ăn.
Nếu trước bữa ăn, dạ dày trẻ tẹo của trẻ đã được làm đầy bằng nước ngọt thì đương nhiên là suất ăn trưa không còn quyền cư trú trong đó nữa
19. Bạn nên biết rằng “không” là một câu trả lời cần thiết.
Không bao giờ ép trẻ ăn thêm thìa cơm cuối cùng. Nếu trẻ nói rằng nó đã no, hãy để trẻ đặt bát xuống, còn bạn không bình luận gì về chuyện đó.
Ngoài ra các mẹ có thể cho trẻ dùng thêm Siro ăn ngon của Công ty cổ phần Dược Khoa.