Rơ lưỡi có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng của bé, từ đó giúp bé có thể ăn ngon hơn, khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Rơ lưỡi sẽ giúp loại bỏ cặn sữa, phòng tránh vi khuẩn, giữ hơi thở bé thơm tho và răng miệng khỏe mạnh.Trong bài viết này, Diệp An Nhi sẽ giới thiệu với các bạn cách rơ lưỡi cho bé bằng gạc rơ lưỡi Diệp An Nhi.
Rơ lưỡi cho bé bằng gạc rơ lưỡi bao nhiêu lần là tốt nhất?
Rơ lưỡi cho bé bằng gạc rơ lưỡi là việc làm quan trọng giống như việc người lớn đánh răng để giúp duy trì sức khỏe răng miệng. Nếu lưỡi bé không được vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn, nấm, virus xâm nhập sẽ gây ra tưa lưỡi và một số bệnh răng miệng khác làm cho bé ăn không ngon, đau đớn, nguy hiểm hơn chính là gây ảnh hưởng tới chất lượng răng của bé.
Tuy nhiên, rơ lưỡi cho bé với tần suất như thế nào lại tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể như sau:
Trường hợp bé bú mẹ hoàn toàn
Với những bé bú sữa mẹ hoàn toàn thì chỉ cần rơ lưỡi cho bé 2 – 3 ngày một lần vì lưỡi của bé cọ sát vào núm ti mẹ sẽ hạn chế được cặn sữa còn dính lại trên lưỡi.
Trường hợp bé bú cả sữa mẹ lẫn sữa ngoài
Khi bé bú sữa công thức lưỡi rất dễ bị bám cặn sữa nên mẹ cần rơ lưỡi cho bé nhiều hơn nếu bé bú sữa ngoài kết hợp sữa mẹ. Bạn có thể rơ lưỡi cho bé mỗi ngày 1 lần để loại bỏ cặn sữa, giảm nguy cơ tưa lưỡi và đen lưỡi của bé.
Trường hợp bé bú sữa ngoài hoàn toàn
Nếu bé bú sữa ngoài hoàn toàn thì mẹ cần rơ lưỡi cho bé khoảng 2 lần một ngày để tránh cặn sữa bám vào lưỡi bé dẫn đến tưa lưỡi, viêm họng và lười bú. Tốt nhất mẹ nên rơ lưỡi cho bé vào buổi sáng, sau khi bé bú sữa xong khoảng 2 tiếng để bé tránh bị nôn trớ.
Cách rơ lưỡi cho bé bằng gạc rơ lưỡi
Cách rơ lưỡi cho bé bằng gạc rơ lưỡi như nào là tốt còn phụ thuộc vào tuổi của bé cũng như việc mẹ muốn rơ lưỡi cho bé với nước muối hay loại thảo dược nào. Để các bạn dễ theo dõi cách rơ lưỡi cho bé bằng gạc, Dược Khoa Shop sẽ chia thành từng trường hợp như sau:
Các cách rơ lưỡi cho bé bằng gạc rơ lưỡi theo độ tuổi
Cách rơ lưỡi cho bé sơ sinh và các bé dưới 1 tuổi bằng gạc rơ lưỡi
Đối với những bé sơ sinh và dưới 1 tuổi, bạn cần rất cẩn thận khi rơ lưỡi cho bé để tránh làm bé đau hoặc nhiễm khuẩn khoang miệng của bé. Dưới đây là cách rơ lưỡi cho bé bằng gạc rơ lưỡi:
- Bước 1: Bạn cần rửa tay sạch sẽ và chuẩn bị sẵn ít nước ấm, nước muối sinh lý hoặc thuốc rơ lưỡi cho bé.
- Bước 2: Lồng miếng gạc rơ lưỡi vào tay bé và nhúng tay vào nước ấm/nước muối sinh lý hoặc dung dịch chống tưa lưỡi… để làm ướt gạc.
- Bước 3: Bế bé thật chắc chắn và dùng 1 tay để vỗ về bé, 1 tay để rơ lưỡi.
- Bước 4: Đặt nhẹ ngón tay lên môi bé và tách 2 môi ra để bé mở miệng.
- Bước 5: Dùng ngón tay đã đeo gạc rơ lưỡi để xoay tròn đều giúp vệ sinh 2 bên má trong, lợi, răng của bé thật nhẹ nhàng.
- Bước 6: Dùng gạc rơ lưỡi chà xát nhẹ nhàng mặt lưỡi để loại bỏ cặn sữa.
Bạn nhớ rơ lưỡi cho bé theo tần suất đã được nhắc đến ở trên để đạt kết quả tốt nhất.
Cách rơ lưỡi cho các bé bằng gạc rơ lưỡi từ 1-5 tuổi
Đối với các bé từ 1 – 5 tuổi, dù bé đã bắt đầu học đánh răng nhưng việc vệ sinh răng miệng của các bé chưa tốt, vẫn cần tới sự quan tâm và kiểm soát của bố mẹ. Ngoài việc ngày đánh răng 2 lần, bé còn cần được làm sạch lưỡi 2 lần mỗi ngày để tránh tưa lưỡi và hôi miệng.
Mẹ tránh đưa tay quá sâu vào họng bé vì dễ khiến bé bị nôn trớ.
Từ 1 – 5 tuổi có thể có 2 cách rơ lưỡi cho bé bằng gạc rơ lưỡi
Cách 1: sử dụng mặt sau của bàn chải để rơ lưỡi. Tuy nhiên với cách này, bé không thể làm sạch cả má trong và cả khoang miệng bé.
Cách 2: mẹ dùng gạc rơ lưỡi cho bé hoặc hướng dẫn bé tự rơ lưỡi bằng gạc để làm sạch lưỡi, má trong và răng (trong trường hợp bé chưa đánh răng). Lúc này bé lớn rồi, mẹ chỉ cần nhắc bé mở miệng và dùng ngón tay đã đeo gạc để xoay tròn và vệ sinh miệng, lưỡi cho bé.
Rơ lưỡi cho bé bằng gì cho sạch?
Cách rơ lưỡi cho bé bằng gạc rơ lưỡi với nước muối
Nước muối có khả năng diệt khuẩn, giúp loại bỏ mảng bám, cặn sữa trên lưỡi của bé. Nước muối vừa rẻ vừa dễ mua. Mẹ có thể sử dụng nước muối để rơ lưỡi cho bé theo các bước sau:
Bước 1: Vệ sinh tay sạch sẽ.
Bước 2: Lựa chọn loại gạc rơ lưỡi mềm mại để sử dụng. Bạn lồng gạc rơ lưỡi vào ngón tay trỏ.
Bước 3: Nhúng ngón tay đã lồng gạc vào nước muối sinh lý cho thấm đều gạc.
Bước 4: Bế bé và giữ bé bằng một tay và một tay còn lại đặt vào miệng bé để tách 2 môi bé ra.
Bước 5: Đưa ngón tay đeo gạc vào bên trong miệng bé và rơ lưỡi cho bé theo thứ tự: từ nướu đến quanh miệng, răng bé (nếu có) và cuối cùng là lưỡi.
Rơ lưỡi cho bé bằng gạc kết hợp thuốc rơ lưỡi
Thuốc rơ lưỡi có hiệu quả cao trong việc phòng chống và điều trị tưa lưỡi. Tuy nhiên mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc tưa lưỡi cho bé để lựa chọn loại thuốc an toàn. Rơ lưỡi bằng thuốc tưa lưỡi sẽ giúp phòng tránh nấm, vi khuẩn, tích tụ trên lưỡi và trong khoang miệng bé.
Mẹ rơ lưỡi cho bé bằng thuốc rơ lưỡi theo các bước giống như sử dụng nước muối.
Cách rơ lưỡi cho bé bằng gạc rơ lưỡi kết hợp rau ngót
Rau ngót từ lâu đã được dân gian sử dụng để rơ lưỡi cho bé, giúp phòng và chữa tưa lưỡi hiệu quả. Để rơ lưỡi cho bé bằng rau ngót mẹ cần làm theo các bước sau:
Bước 1: rửa sạch 1 nắm rau ngót.
Bước 2: đun rau ngót với nước muối loãng và để sôi khoảng 3 phút.
Bước 4: Chờ rau ngót nguội thì đổ cả nước và rau vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn rồi lọc lấy nước để rơ lưỡi cho bé.
Bước 5: Rơ lưỡi cho bé với rau ngót theo các bước giống như với nước muối. Theo kinh nghiệm rơ lưỡi cho bé mà nhiều mẹ bỉm sữa chia sẻ, nước rau ngót giúp loại bỏ các mảng bám trên lưỡi bé rất hiệu quả. Tuy nhiên rau ngót chỉ phù hợp để rơ lưỡi cho các bé từ 5 tháng tuổi trở lên vì lúc này bé đã bắt đầu ăn dặm nên sẽ không bị rối loạn tiêu hóa.
Đối với là chè xanh, lá hẹ, mẹ cách rơ lưỡi cho bé bằng gạc rơ lưỡi cũng giống như với rau ngót.
Cách rơ lưỡi cho bé bằng gạc rơ lưỡi Diệp An Nhi
Rơ lưỡi bằng nước muối tuy đơn giản nhưng chỉ giúp làm sạch lưỡi mà không thể loại bỏ hoàn toàn tưa lưỡi. Còn rơ lưỡi cho bé bằng rau ngót, chè xanh hay lá hẹ đều rất lích kích, mất nhiều thời gian của mẹ. Nước lá cũng chỉ để dùng được trong ngày nên mỗi lần rơ lưỡi mẹ lại phải tiến hành các bước rửa, đun, xay, lọc. Hiểu được nỗi vất vả của các mẹ bỉm sữa cũng như mong muốn kế thừa và phát huy bài thuốc trị tưa lưỡi trong dân gian, Công ty cổ phần Dược Khoa đã cho ra đời gạc rơ lưỡi Diệp An Nhi được tẩm dịch chiết thảo dược.
Gạc rơ lưỡi Diệp An Nhi tẩm sẵn dịch chiết rau ngót, dịch chiết cúc La Mã, keo ong, dịch chiết chè xanh giúp làm sạch sâu lưỡi và khoang miệng bé. Sử dụng gạc rơ lưỡi Diệp An Nhi mẹ không cần mất công đun nấu mà vẫn loại bỏ được mảng bám, cặn sữa và chữa tưa lưỡi cho bé hiệu quả. Miệng bé sạch sẽ, không còn vi khuẩn gây hôi miệng sẽ luôn thơm tho, hạn chế được các bệnh răng miệng và viêm họng.
Dịch chiết thảo dược có trong gạc rơ lưỡi Diệp An Nhi được chiết xuất trên dây chuyền ISO 22000 của Công ty cổ phần Dược Khoa. Từng chiếc gạc lại được đóng gói trong các túi riêng biệt tăng cường khả năng bảo quản, tránh sự xâm nhập của vi khuẩn và các tác nhân khác bên ngoài môi trường.
Dưới đây là cách rơ lưỡi cho bé bằng gạc rơ lưỡi Diệp An Nhi
Cách rơ lưỡi cho bé bằng gạc rơ lưỡi Diệp An Nhi đơn giản hơn việc rơ lưỡi theo các cách trên. Tuy nhiên mẹ vẫn cần tuân theo một số bước cơ bản:
- Bước 1: rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi rơ lưỡi cho bé để tránh mang vi khuẩn xâm nhập vào miệng bé.
- Bước 2: mở túi gạc và nhẹ nhàng lấy chiếc gạc rơ lưỡi Diệp An Nhi được bảo quản cẩn thận trong túi ra.
- Bước 3: xỏ ngón trỏ tay phải vào gạc rơ lưỡi Diệp An Nhi.
- Bước 4: một tay bế bé cẩn thận, 1 tay đặt lên miệng bé để tách môi bé ra.
- Bước 5: đưa tay đã đeo gạc rơ lưỡi vào trong miệng bé. Bạn cần lau nhẹ nhàng từ nướu, 2 bên má, răng (nếu có) và cuối cùng là lưỡi bé.
Lưu ý với cách rơ lưỡi cho bé bằng gạc rơ lưỡi Diệp An Nhi
Mặc dù cách rơ lưỡi cho bé bằng gạc rơ lưỡi Diệp An Nhi rất đơn giản nhưng mẹ cần lưu ý một số điều dưới đây để đảm bảo vệ sinh và an toàn cho sức khỏe răng miệng bé:
- Mẹ cần kiểm tra túi gạc rơ lưỡi Diệp An Nhi trước khi sử dụng để chắc chắn các mối hàn vẫn còn nguyên vẹn, gạc vẫn đảm bảo chất lượng.
- Quan sát kỹ chiếc gạc để biết chắc gạc vẫn có màu trắng, dịch chiết không bị biến màu.
- Chỉ sử dụng gạc 1 lần ngay sau khi mở và không dùng lại.
Cách rơ lưỡi cho bé bằng gạc rơ lưỡi Diệp An Nhi cũng cần theo tần suất chung. Nếu bé bú sữa mẹ thì chỉ cần rơ lưỡi 2 ngày 1 lần, nếu bé vừa bú sữa mẹ vừa bú sữa ngoài thì rơ lưỡi 1 lần 1 ngày, còn nếu bé bú sữa ngoài hoàn toàn mẹ cần rơ lưỡi cho bé 2 lần 1 ngày. Với những bé bị tưa lưỡi, mẹ cần rơ lưỡi cho bé nhiều hơn, thường 3 lần 1 ngày để sớm loại bỏ hết tưa lưỡi, giúp lưỡi bé mau khỏe.
Dược Khoa Shop đã chia sẻ với bạn các cách rơ lưỡi cho bé bằng gạc được sử dụng phổ biến hiện nay. Cho dù bạn chọn cách rơ lưỡi cho bé bằng gạc rơ lưỡi Diệp An Nhi hay bằng các sản phẩm khác cũng đều rất cần thiết để giữ vệ sinh răng miệng bé.