desikamaveri.com antarvasna2023.net hinditamilsexstories.com xhindistory.com hothindistroies.com

Giúp bạn chế biến 5 món ăn giảm ho tốt nhất

Ho khan rất thường gặp, nhất là ở trẻ em. Bệnh phần nhiều do phế âm hư, ngoại cảm phong nhiệt (viêm nhiễm). Nguyên nhân liên quan chế độ ăn uống không phù hợp, lạm dụng vị khô, cay, nóng quá mà sinh bệnh.

Người bệnh biểu hiện chủ yếu ho khan, ho cơn, đàm vàng, đàm đặc và ít, có khi đau họng, nóng sốt, mặt đỏ, họng khô, người mệt mỏi, đại tiện táo, nước tiểu vàng. Để phòng trị chứng ho khan, nên dùng món ăn mát phế, giải nhiệt, dưỡng âm. Sau đây là 5 bài dược thiện phòng trị ho khan hiệu quả:

1.Canh rau tần ô:

Rau tần ô, Cải cúc, Cúc tần ô, hay Rau cúc. Thuộc họ cúc Ateraceae, rau Tần ô nguồn gốc vùng trung Cận Đông, nhập được trồng ở nhiều nơi trên cả nước. làm rau ăn vừa làm thuốc chữa bệnh. Rau tần ô có mùi thơm mát, có thể ăn sống như xà lách, chế dầu xốt cà chua, bóp giấm, ăn với lẩu, nấu canh thịt, cá, đặc biệt món cá thát lát nấu với Tần ô rất ngon.
Theo YHCT Rau Tần ô vị ngọt nhạt, hơi đắng the, mùi thơm, tính mát. Tác dụng kiện tỳ vị, tiêu đàm, giáng hỏa.
Chữa ho lâu ngày, viêm họng, đau mắt, đau đầu, thổ huyết.
Rau tần ô cũng là rau tương đối giàu năng lượng, để cung cấp cho cơ thể 25 calo cần sử dụng 138g rau tần ô, trong đó chứa 2g protid; 4,8 glucid, ngoài ra còn chứa nhiều vitamin B1, C và một số vitamin A đều là dưỡng chất có loeij cho sức khỏe.
Tần ô là loại rau mềm rất thích hợp với người già và trẻ em, biết chế biến và sử dụng có thể chữa bệnh hiệu quả.
Sau đây là bài thuốc đơn giản hiệu quả như:
-Chữa ho lâu ngày: rau cải cúc 100g hoặc hơn, phối hợp thịt cá riếc, hoặc cá khoai, cá thát lát gia vị vừa đủ nấu thành canh tuần vài lần.
– Chữa bệnh tỳ vị hư hàn hay bị lạnh bụng đi cầu Rau tần ô nấu canh cá lóc cho thêm củ gừng. Chữa ho lâu ngày rau Tần ô nấu canh cá diếc cho thêm gia vị gừng hành.
-Chữa đau đầu ngoại cảm và nội thương: cải cúc 100g sắc uống hoặc nấu canh ăn.
-Cảm cúm, ho, sốt, đau họng: Lấy một lượng rau cải cúc tươi, rửa sạch, cho vào bát tô, đổ cháo nóng lên độ 5 – 10 phút, trộn đều, ăn khi cháo còn nóng sẽ cho kết quả tốt.
-Chữa ho ở trẻ em: rau cải cúc tươi rửa sạch, thái nhỏ, cho ít mật ong, hấp cách thủy lấy nước thuốc chia ra làm nhiều lần để trẻ uống.
Chữa nhức đầu kinh niên thì lấy lá cải cúc hơ nóng đắp lên hai bên thái dương và đỉnh đầu vào buổi tối trước khi đi ngủ, hoặc lúc thấy nhức đầu. Đồng thời nấu canh cải cúc đã sắc uống.
Ghi chú Rau tần ô dễ bị nhiễm trứng giun nên nấu canh ăn chín, ăn sống, bóp giấm, sốt cà cần phải rữa thật sạch.

2. Canh cải nấu cá:

Cải xanh còn gọi là cải bẹ xanh, cải canh. Cải canh là loại rau rất quen thuộc trong bữa cơm hằng ngày, cách chế biến đa dạng như ăn sống, muối dưa hay nấu canh với cá, thịt, tôm…
Trong y học cổ truyền, hạt cải canh dùng làm thuốc với tên “giới tử”, có cùng công dụng như hắc giới tử, bạch giới tử. Hạt cải canh chứa dầu béo, tinh dầu và chất nhầy, chất sinigrosid. Lá có protid, lipid, glucid, celulose, caroten, vitamin C, acid amin, các nguyên tố Ca, P, Fe. Cải xanh muối dưa có nước, protid, acid lactic, chất xơ, vitamin B, C… Theo Đông y, cải canh vị cay, ôn; vào kinh phế. Có tác dụng ôn hóa hàn đàm (làm ấm, tiêu đờm do lạnh, lợi khí, tán kết, chỉ thống. Chữa các chứng hàn đàm ủng phế, đàm ẩm khí nghịch, đàm thấp kinh lạc, loa lịch đàm hạch… Liều dùng: 4 – 8g. Dùng ngoài không kể liều lượng
rau cải 100g hoặc hơn phối hợp cá lóc hoặc cá rô, cá chép, phổi heo, gia vị vừa đủ nấu canh hoặc xào ăn. Chữa ho khan, ho đàm, ho thở dốc, viêm họng khàn tiếng ho phát sốt, ho ngực sườn đầy không muốn ăn, đờm vàng.

3. Canh rau má:

Trong dân gian, rau má không chỉ là một loại rau thông dụng, có thể được sử dụng để ăn hàng ngày mà nó còn được biết đến là một vị thuốc có khả năng chữa được nhiều chứng bệnh khác nhau, trong đó hiệu quả hơn cả là tác dụng chữa chứng ho khan ho có đờm.
Các bạn dùng 20g rau má, kết hợp cùng với 10g lá chanh, 14g lá tre, 16g vỏ rễ dâu, 6g quả dành dành và 10g cam thảo dây. Đem tất cả những nguyên liệu này sắc với 500ml nước. Đun cho đến khi lượng nước chỉ còn 200ml là được. Để nguội và uống sẽ giúp loại bỏ được tình trạng ho khan kéo dài.

4. Giá đậu:

Chúng ta đều biết, giá đỗ là một loại rau mầm được ủ từ các loại đậu (đỗ) là đậu xanh, đậu nành, đậu đỏ hay đậu đen,… Trong đó, giá đỗ được ủ từ đậu xanh là phổ biến hơn cả và có giá trị dinh dưỡng rất cao. Có rất nhiều món ăn thơm ngon được làm từ giá đỗ và được rất nhiều người yêu thích vì sự tươi ngon và có lợi cho sức khỏe.

Dân gian cũng thường sử dụng giá đỗ để thanh nhiệt, giải độc cơ thể hoặc dùng kháng viêm, giúp lợi tiểu, chữa táo bón, phù thũng, cao huyết áp, khô miệng, khô họng, làm thuốc trị ho, khan tiếng, mất tiếng,…
Các nghiên cứu khoa học cũng phải công nhận rằng, giá đỗ tuy mảnh mai, nhỏ bé nhưng giàu protein; carotein; vitamin B2,B11 và B12; vitamin C; vitamin E; chất Niacin, canxi, photpho,… rất tốt cho cơ thể, làm thanh tỉnh và sảng khoái đầu óc.

Mẹo chữa ho bằng nước giá đỗ

Giá đỗ rất dễ kiếm và dễ sử dụng, bạn có thể ăn sống, ăn chín hoặc ép nước giá đỗ để uống cũng đều rất tốt. Trong trường hợp bị ho, hãy tham khảo một số mẹo chữa ho bằng nước giá đỗ dưới đây và áp dụng tại nhà nhé.
• Cách 1: Đem rửa sạch 500g giá đỗ tươi và ép lấy nước uống mỗi ngày. Đây là cách trị ho khan hiệu quả lại vô cùng đơn giản mà bạn có thể tự thực hiện tại nhà để chữa bệnh cho mình.

• Cách 2: Cho 500g giá đỗ đã rửa sạch vào máy xay nhuyễn với vài lát gừng tươi, thêm chút muối. Sau đó lọc lấy nước cốt và bỏ xác. Ngậm và nuốt nước giá đỗ từ từ cho nước chảy chậm qua cuống họng. Thực hiện vài lần sẽ giúp thanh nhuận cổ họng, giảm ho, giảm đau họng, ngoài trị ho thì dùng chữa viêm họng cũng có tác dụng tốt.
Cách 3: Lấy 500g giá đỗ và 15g trần bì nấu với nước để uống hằng ngày. Áp dụng thường xuyên sẽ giảm thiểu các cơn ho khan, trị ho tiêu đờm nhanh khỏi bệnh.

5. Canh mướp đắng (khổ qua)

Mướp đắng 200g hoặc hơn bỏ ruột nhồi thịt, nấm mèo, đậu phụ, gia vị vừa đủ nấu canh ăn… Chữa ho khan, họng khô, sốt nhẹ về chiều, ho tức ngực do can hỏa phạm phế.
Trong Đông y mướp đắng được xem là một vị thuốc có tính lành, vị đắng được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau trong đó có bài thuốc trị ho và viêm họng từ mướp đắng vô cùng hiệu quả. Không những vậy mà mướp đắng còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, giúp cơ thể chống chọi được với các tác nhân bên ngoài vô cùng tốt. Vì thế nên các bạn có thể áp dụng mướp đắng trị ho, viêm họng hiệu quả như sau:
– Chữa viêm họng: Bạn có thể thực hiện cách trị viêm họng vô cùng đơn giản và hiệu quả như sau: Băng cách ăn sống vài quả mướp đắng , chắt lấy nước nuốt từ từ, nhả bã. Sau đó, dùng hạt và bã vừa nhai trà xung quanh cổ. Cách này sẽ có tác dụng ngay sau 15 phút
– Chữa ho: dùng mướp đắng chữa ho có thể thực hiện đơn giản như: Mướp đắng 1-2 quả. Rửa sạch, bổ làm đôi, nấu với nước, lấy nước uống trong ngày.
– Chữa viêm họng mạn tính, lâu ngày: Ngoài việc thực hiện theo 2 cách trên thì các bạn có thể dùng khổ qua như một món ăn ngon bổ hàng ngày nhưng vẫn có tác dụng trị bệnh hiệu quả. Chỉ cần thực hiện: Khổ qua 250-500g, thịt lợn nạc 125-250g, củ cải 100-200g. Khổ qua rửa sạch thái lát, thịt lợn nạc thái miếng, củ cải thái miếng hầm với nước. Khi đã chín thêm gia vị. Cho ăn ngày 1 lần, liên tục 20 ngày. Dùng cho các bệnh nhân viêm họng mạn tính, đau rát họng, ho khan, viêm nề hoặc viêm teo niêm mạc họng.

Để đơn giản hơn, bạn có thể sử dụng xịt họng giảm ho PropoBee để giảm ho trong mùa hè này.