Khản tiếng là bệnh gì?
Khản tiếng là hiện tượng giọng nói bị biến đổi, âm thanh trở nên khàn đục, âm lượng giảm, không rõ âm, rõ vần, rõ tiếng, thậm chí nói không thành tiếng. Khản tiếng thường kèm theo cảm giác rát họng, đau họng, nhức đầu, nặng hơn có thể kèm theo sốt nhẹ.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng khản tiếng
Nguyên nhân gây khàn giọng mất tiếng là do các dây thanh quản bị tổn thương. Người hay bị tình trạng này thường là những người thường xuyên phải nói nhiều, nói liên tục, nói to như giáo viên, người dẫn chương trình, ca sĩ,… dây thanh quản bị kích ứng quá mức, gây viêm thanh quản.
– Viêm thanh quản do virus: Biểu hiện bằng một cơn cấp tính khi gặp thời tiết lạnh, tiếp theo sau đó là tình trạng viêm mũi – họng. Viêm thanh quản cũng có thể do nhiễm khuẩn gây ra. Tình trạng viêm này thường xảy ra với bệnh cúm.
– Có vấn đề thực thể như u, polyp, loét ở thanh quản. Bệnh nhân thường có thêm một số triệu chứng khác như đau nhiều ở họng và cổ, khản tiếng rồi mất tiếng kéo dài nếu không được điều trị.
– Bệnh nhược cơ, thiểu năng giáp trạng hoặc liệt hành tủy: Trong những bệnh này, cơ của thanh quản cũng yếu, có thể liệt, gây mất tiếng. Thường kết hợp với nuốt khó, đau họng, đau ngực.
– Có tổn thương thần kinh thanh quản do đã được mổ ở tuyến giáp, cổ, ngực phía trên, thực quản, làm tổn thương đến thần kinh thanh quản.
– Khi gặp thời tiết lạnh, người phát âm quá mức (gào thét), nói nhiều do nghề nghiệp, gây tổn thương thanh đới, viêm thanh quản do virus thường xảy ra với bệnh cúm. Viêm thanh quản có thể cấp tính với những triệu chứng ho đau họng, họng bị viêm đỏ, hai dây thanh viêm đỏ phù nề biểu hiện bằng dấu hiệu khản tiếng cấp tính, tiếp theo sau đó là tình trạng viêm mũi – họng.
– Làm việc lâu trong môi trường bụi bẩn, ô nhiễm, thời tiết thay đổi, cảm lạnh, cảm cúm, hút thuốc,… cũng là nguyên nhân khiến viêm thanh quản gây khàn giọng mất tiếng.
– Ngoài ra, viêm thanh quản cũng có thể gặp do tình trạng nhiễm khuẩn hay do nấm gây ra. Bệnh có thể sẽ khỏi hẳn trong một thời gian 1-2 tuần điều trị và dấu hiệu khản tiếng cũng sẽ chấm dứt hoàn toàn. Nếu để bệnh kéo dài sẽ trở thành viêm thanh quản mạn tính rất khó điều trị.
– Rối loạn thần kinh trung ương.
– Trào ngược dạ dày ở bệnh dạ dày tá tràng.
Phòng và điều trị hiện tượng khản tiếng và mất giọng
1. Phòng bệnh
Để phòng bệnh khản, mất tiếng, việc cần làm ngay là vệ sinh răng miệng sạch sẽ, giữ ẩm và ấm cho vùng hầu họng, tránh xa môi trường có không khí bị ô nhiễm, tránh nói to, nói nhiều.
- Súc miệng nước muối hàng ngày, súc miệng nhiều lần, thậm chí mỗi giờ, với nước trà pha đậm có chút muối ăn.
- Có thể pha hai thìa (thìa cà-phê) mật ong trong 250ml lít sữa tươi hâm nóng rồi uống từng ngụm thật chậm, nhiều lần trong ngày.
- Xịt nước muối vào cổ họng mỗi giờ nếu phải tiếp tục làm việc trong phòng máy lạnh. Tránh gió lùa qua cửa sổ, cửa xe.
- Đừng hạ nhiệt độ máy lạnh quá thấp trong phòng làm việc, nên mặc quần áo đủ ấm nếu phải làm việc nhiều giờ trong phòng chế biến thực phẩm quá lạnh, quan trọng nhất là phần cổ hầu
- Không nên uống nước quá lạnh, hay quá nóng, nên bỏ thói quen uống nước đá lạnh, nhất là trong những ngày nắng nóng
- Nên nghỉ ngơi 2-3 ngày khi mắc cảm cúm, nếu trước đó đã có lần mất tiếng. Tránh mặc quần áo ướt đẫm mồ hôi rồi lại bước ngay vào phòng máy lạnh. Đừng phơi đầu trần quá lâu dưới ánh nắng mặt trời gay gắt, không hút thuốc lá, tránh xa khói thuốc lá, không uống rượu, hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm..
2. Điều trị khản tiếng hiệu quả bằng những cách sau
Khàn giọng mất tiếng khiến giao tiếp bị gián đoạn, nghiêm trọng hơn là dây thanh quản bị tổn thương nếu không điều trị ngay sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Dùng thuốc tân dược chữa khàn giọng thường kèm theo những tác dụng phụ không mong muốn nên nhiều người ưa chuộng cách dùng thảo dược tự nhiên.
Trà chanh muối
Dùng 1 ly trà nóng cho 2 thìa nước cốt chanh và 1/2 thìa muối vào khuấy đều. Sử dụng hỗn hợp trà chanh muối nhâm nhi từng ngụm, ngậm khoảng 10 giây rồi nhổ đi. Kèm theo xúc miệng bằng nước này mỗi sáng và tối. Công dụng chữa khàn tiếng mất giọng rất nhanh.
Quất chưng trị khàn giọng
Quất chưng cũng là một trong cách trị khàn giọng nhanh và đơn giản. Bạn chỉ cần dùng 2 quả quất xắt thành khoanh mỏng, thêm 1 cục đường phèn, có thể dùng mật ong, đem chưng cách thủy 20 phút. Dùng hỗn hợp này ngậm và ăn vừa có tác dụng chữa khàn giọng vừa có tác dụng bổ phế.
Mật ong và chanh tươi
Khía kiểu múi khế ở ngoài vỏ quả chanh, cho vào chén nhỏ, dùng một vài thìa mật ong cho ngấm đủ toàn bộ quả chanh. Để trong 1 – 2 giờ sau đó cắt và ngậm.
Ngoài ra, có thể làm mật ong hấp cách thủy với chanh để chữa khàn giọng. Thái lát chanh cho thêm mật ong vào hấp cách thủy khoảng 10 phút là có thể sử dụng để ngậm và ăn được.
Chanh, gừng và muối
Bạn chỉ cần pha nước gừng sau đó thêm chanh vào muối vào cốc nước vừa pha. Đây là cách kết hợp rất đơn giản nhưng lại có thể làm dịu sự ngứa rát, đau họng, đẩy lùi chứng khàn giọng mất tiếng.
Giá đỗ trị khản tiếng
Cách làm: sử dụng 0,5kg giá đỗ rửa sạch, trần qua nước sôi, sau đó vắt lấy nước. Dùng nước giá đỗ chữa khàn giọng thời gian đầu công dụng vô cùng hiệu quả.
Nếu có thể nhai sống được giá đỗ thì các enzym có trong giá sẽ cho tác dụng tốt hơn.
Tinh bột nghệ
Sử dụng 1 thìa bột nghệ pha cùng 1 cốc nước ấm, khuấy đều và uống.
Sử dụng gừng để chữa trị giọng nói đang bị khản.
– Cắt mỏng thành các lát gừng tươi rồi cho vào nước và đun sôi trong khoảng 20 phút.
– Ăn miếng gừng khi nó còn ấm trong khoảng một giờ. Bạn có thể rắc muối nếu muốn có thêm hương vị đậm đà.
Gừng là loại thảo dược tự nhiên có hiệu quả cao trong việc điều trị khản tiếng. Nó giúp làm dịu niêm mạc và cải thiện nhanh chóng tình trạng viêm thanh quản.
Củ cải trắng
Củ cái trắng tươi ép lấy nước, trộn thêm nước ép của 2 – 3 lát gừng tươi, ngậm và nuốt dần. Nên ngậm nhiều lần trong ngày.
Cải thiện khản tiếng bằng thảo dược: Xu hướng được tin dùng hiện nay tại Việt Nam
Tại Việt Nam, để bảo vệ giọng nói và hỗ trợ điều trị tình trạng khản tiếng, nhiều bác sĩ và bệnh nhân đang tin tưởng lựa chọn sản phẩm thảo dược vì cho hiệu quả cao, an toàn và tiện dùng. Trong đó, tiêu biểu là những sản phẩm chứa Húng chanh, mật ong,
cam thảo, cát cánh, hạnh nhân, trần bì, gừng tươi. Sản phẩm Siro ho Axxy của Công ty cổ phần Dược Khoa.
Gần đây, ở Việt Nam nhiều người bắt đầu biết đến tác dụng “kháng sinh tự nhiên” của keo ong. Một trong những công dụng thấy rõ của keo ong là làm giảm ho, viêm họng. Nhiều khách hàng dùng liên tục xịt họng PropoBee được sản xuất từ keo ong đã khỏi mất tiếng chỉ trong 2 ngày.
Ngoài ra xịt họng Propobee còn dùng để phòng ngừa khản tiếng đối với những người thường xuyên dùng đến cổ họng như giáo viên, ca sĩ, diễn giả…. Với trẻ trên 3 tuổi, cha mẹ cũng có thể dùng xịt họng Propobee để xịt phòng ngừa viêm họng cho bé.
Điều trị khản, mất tiếng tùy thuộc vào nguyên nhân. Nếu do viêm thanh quản cấp thì phải dùng các thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, giảm phù nề, vitamin, theo chỉ dẫn của bác sĩ, giữ ấm vùng cổ họng, kiêng nói trong vài ba ngày, cần hạn chế nói chuyện, ho khạc để thanh quản được nghỉ ngơi. Nếu đã điều trị trên 2 tuần mà tình trạng bệnh không giảm thì cần phải đi khám chuyên khoa tai mũi họng để phát hiện kịp thời những tổn thương thực thể tại thanh quản hay các bệnh toàn thân khác. Đối với các bệnh như hạt xơ, polyp thanh quản, u nang dây thanh… cần phẫu thuật điều trị.
Sẽ rất sai lầm khi bị khản tiếng kéo dài mà chủ quan nghĩ đó chỉ là cảm cúm thông thường. Người bệnh cần phải đi khám bệnh chuyên khoa tai mũi họng để có chẩn đoán xác định, đồng thời điều trị những bệnh chứng nguy hiểm, các bệnh toàn thân nếu có. Nhìn chung, khản tiếng thường là triệu chứng của những căn bệnh lành tính, tuy nhiên, cần hết sức cảnh giác với những trường hợp khản tiếng, mất tiếng kéo dài.