Ngâm chân vào nước gừng ấm giúp trị ho và phòng tránh cảm cúm hiệu quả.
Trên các diễn đàn và các nhóm trên facebook, bài thuốc ” ngâm chân vào nước gừng ấm” để trị ho và phòng tránh cảm cúm đang được các mẹ chia sẻ rất nhiều.
Tại sao ngâm chân chân vào nước gừng ấm lại chữa ho?
Ngâm chân vào nước gừng ấm là cách trị ho được lưu truyền rất phổ biến trong dân gian.
Theo Y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, đi vào các kinh phế, tỳ, vị với tác dụng tán hàn, phát biểu, ra mồ hôi, làm ấm phế tỳ vị…nên có tác dụng giảm ho và hỗ trợ hô hấp rất hiệu nghiệm.
Sở dĩ nên ngâm chân trong nước gừng ấm là do bàn chân có rất nhiều các đầu dây thần kinh và các huyệt vị có mối liên hệ mật thiết với lục phủ ngũ tạng. Khi ngâm chân vào nước gừng sẽ giúp lục phủ ngũ tạng hấp thu các hoạt chất trong nước gừng tốt hơn và phát huy tác dụng hiệu quả hơn.
Chính vì vậy mà từ ngày xưa, các thầy thuốc đã sử dụng riêng gừng hoặc kết hợp thêm các vị thảo dược khác để điều chế bài thuốc uống chữa ho hoặc nấu nước để ngâm chân phòng ngừa bệnh cảm mạo, nhiễm phong hàn, viêm nhiễm đường hô hấp, tiêu hóa hay các chứng đau khớp vào mùa lạnh. Trong dân gian cũng lưu truyền cách ngâm chân vào nước gừng ấm để trị ho cho đến ngày nay.
Cách ngâm chân vào nước gừng ấm trị ho hiệu quả
Ngâm chân vào nước gừng ấm để trị ho là phương pháp chữa bệnh rất an toàn cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Bạn có thể áp dụng cách này để chữa bệnh cho người lớn trong nhà hoặc xua tan những cơn ho cho bé yêu đều được nhé.
1/Chuẩn bị nguyên liệu:
- 50g gừng tươi
- 20g muối hạt
- 1 lít nước sôi
2/Các bước thực hiện:
Bước 1: Pha nước gừng
Bạn đem gừng rửa sạch và giã nát, su đó cho gừng và muối hạt vào chậu rồi pha nước sôi vào. Chờ cho nước nguội bớt còn khoảng 40 độ, khi cho tay vào cảm thấy phù hợp là được. Hoặc bạn cũng có thể cho gừng vào nồi nấu với nước đến khi nào sôi thì cho muối hạt vào và pha thêm nước lạnh để có nhiệt độ thích hợp.
Bước 2: Cách ngâm chân
Ngâm chân trong chậu nước gừng rồi dùng tay massage gan bàn chân.
Cách massage như sau: Để ngón cái tì lên mu bàn chân còn các ngón còn lại thì bóp nhẹ vào gan bàn chân, đi dọc từ gót chân lên gần ngón chân, kết hợp với massage lòng bàn chân.
Ở gan bàn chân có huyệt Dũng Tuyền, lá huyệt có tác dụng giải độc và thoát khí nên khi massage vùng gan bàn chân ở huyệt Dũng Tuyền sẽ giúp cơ thể lấy lại cân bằng, giải trừ khí lạnh, phế quản được lưu thông nên giúp người bệnh được giảm ho.
Ngâm chân trong nước gừng khoảng 20 phút là được. Nhớ thêm nước ấm trong trong khi ngâm chân để duy trì độ ấm cần thiết, tránh cho nước bị nguội lạnh
Bước 3: cách mát-xa
Sau khi ngâm chân xong, bạn lau khô 2 bàn chân rồi xoa dầu vào lòng bàn chân để giữ ấm. Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi hoặc bé có làn da khá nhạy cảm, hãy cho dầu gió hay dầu tràm vào lòng bàn tay của bạn rồi mới xoa lên gan bàn chân của bé. Với những bé lớn hơn và người lớn thì có thể thoa trực tiếp vào lòng bàn chân rồi massage nhẹ nhàng để dầu lan đều. Cuối cùng, đi tất để giữ ấm.
3/Chú ý
Nếu ho ít, chỉ cần thực hiện 1 lần trước khi đi ngủ cho đến khi khỏi ho. Nếu ho nhiều, bạn nên thực hiện nhiều lần, mỗi lần cách khoảng 3-4 tiếng là được.
Thông thường, sau 3-5 ngày cơn ho sẽ chấm dứt, tuy nhiên nếu các triệu chứng vẫn còn xuất hiện thì bạn nên đi khám để được chẩn đoán nguyên nhân chính xác. Đối với trẻ nhỏ, có thể là do bé bị mắc dị vật trong đường thở hoặc hệ thống hô hấp có vấn đề…, bạn cần đưa bé đi khám ngay để được điều trị kịp thời.
Người lớn sử dụng bài thuốc này có thể tăng nhiệt độ nước và liều lượng sao cho phù hợp để quá trình ngâm chân đạt hiệu quả mong muốn.
Ngoài cách ngâm chân, bạn có thể dùng xịt họng PropoBee để xịt phòng ho vào sáng sớm và trước khi đi ngủ. Xịt họng Propobee được sản xuất bởi công ty cổ phần Dược Khoa.