Trẻ nhỏ sức đề kháng kém nên hay mắc các bệnh về đường hô hấp như ho và sổ mũi.Cha mẹ không thể không lo lắng khi con mình lúc chơi cũng ho, lúc ngủ cũng ho, đặc biệt là sau mỗi cơn ho trẻ lại bị nôn trớ, cơ thể rũ rượi.
Ho tuy không phải là bệnh nguy hiểm, nhưng kéo dài sẽ khiến trẻ quấy khóc, mỏi mệt, chán ăn và sút cân.
Vậy các mẹ phải làm sao? Chẳng nhẽ lần nào bé ho cũng phải uống kháng sinh?
Trước khi tìm giải pháp trị ho cho trẻ, các mẹ hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và kiểu ho của trẻ nhà mình nhé.
I. Tại sao trẻ bị ho?
Khi trẻ bị ho, cha mẹ không nên quá lo lắng mà cần tìm hiểu kỹ nguồn cơn ho của bé để tìm ra cách điều trị hiệu quả. Nhiều khi trẻ chỉ đơn thuần là ho gió, ho cảm chút xíu thì không sao, có thể để cho trẻ ho vì ho này chỉ là bộc phát, sẽ rất nhanh tự khỏi
Trẻ bị ho do cảm lạnh
Nếu trẻ bị ho do cảm lạnh thì bố mẹ không cần phải quá lo lắng vì hầu hết mọi đứa trẻ đều phải trải qua những cơn ho như vậy.
Trẻ bị ho do bệnh hen suyễn
Nguyên nhân là do trẻ em thường có lá phổi nhạy cảm, bất kỳ một sự thay đổi nhỏ nào của thời tiết cũng ảnh hưởng đến đường hô hấp của trẻ khiến lá phổi của trẻ bị thu hẹp lại hoặc sưng lên làm trẻ thở khó khăn.
Trẻ bị ho do thay đổi thời tiết
Do cơ thể trẻ vẫn đang hoàn thiện nên sức đề kháng còn thấp,khi thời tiết thay đổi các tác nhân gây bệnh sẽ phát triển mạnh. Nếu không biết cách chăm sóc và kiêng cữ chu đáo, trẻ em rất dễ bị nhiễm bệnh.
Trẻ bị ho do viêm phổi
Nếu trẻ có hiện tượng ho rát cổ họng, đau lưng đau chân, sốt, sổ mũi, khản giọng, buồn nôn thì nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị ho do là do virus đã xâm nhập tấn công vào đường hô hấp của trẻ.
Môi trường ô nhiễm khiến trẻ bị ho
Môi trường ô nhiễm cũng là nguyên nhân làm cho các chất độc hại, vi khuẩn xâm nhập dễ dàng qua hệ hô hấp và gây hệ lụy cho sức khỏe của trẻ.
Viêm xoang là nguyên nhân trẻ bị ho
Viêm xoang cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị ho kéo dài. Nguyên nhân là do vi khuẩn xâm nhập vào xoang, gây nên những cơn ho .
Trẻ bị ho do trào ngược dạ dày thực quản
Lúc trước khi ăn tiếng ho của trẻ có biểu hiện đứt quãng, và khò khè, sau khi ăn thì ho liên tục kèm theo biểu hiện bị ợ khi nuốt và bị buồn nôn.
II. Trẻ bị ho theo các kiểu sau
Ho có đờm
Nếu con bị ho kèm theo dịch đờm trong cổ họng, sổ mũi, đau họng, chán ăn thì đó là biểu hiện của viêm họng hoặc cảm lạnh.
Ho khàn tiếng
Nếu tiếng ho của bé nghe khàn khàn, ông ổng, mỗi nhịp thở có vẻ khó khăn, cơn ho thường dịu bớt vào ban ngày và tăng lên vào ban đêm thì rất có thể con bạn đang bị viêm thanh khí quản. Đây là căn bệnh phổ biến ở trẻ từ 1 đến 3 tuổi, do virus gây ra.
Ho khan vào ban đêm
Nếu trẻ ho nhiều về đêm, ho khan không có đờm đặc trong cổ họng thì đó có thể là biểu hiện của căn bệnh hen suyễn. Nếu nghi ngờ bé bị hen suyễn hoặc khi con có biểu hiện khó thở cần đi khám ngay để tránh bệnh tiến triển nặng, có thể gây nguy hiểm tính mạng.
Ho kèm thở rít, thở khò khè
Nếu trẻ viêm họng đã vài ngày mà không đỡ, cơn ho trở nên mệt nhọc, nghe hết hơi như đang huýt sáo, tiếng thở nhanh và gấp, bé khò khè liên tục thì có thể bệnh của trẻ đã tiến triển thành viêm tiểu phế quản, viêm phế quản.
Ho kèm theo sốt
Khi trẻ ho dài ngày không khỏi, cơn ho trở nên nặng hơn, có đờm đặc ở vùng họng và kèm theo sốt thì mẹ hãy coi chừng, bởi rất có thể trẻ đã bị viêm phổi.
Ho gà
Ho gà là căn bệnh do loại vi khuẩn Bordetella pertussis gây nên.
Trẻ thường bị sổ mũi, hắt hơi kèm theo sốt nhẹ. Nếu bé có biểu hiện này mẹ cần đưa trẻ đi khám và điều trị sớm.
Các mẹ nên đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để phòng bệnh ho gà.
III. Những cách trị ho hiệu quả cho trẻ mà không cần dùng thuốc kháng sinh
Sau khi đã nghiên cứu nguyên nhân cũng như những kiểu ho trẻ dễ mắc phải, chúng tôi xin mời các mẹ nghiên cứu những giải pháp chữa kho không cần kháng sinh và chọn cách phù hợp nhất với trẻ nhà mình.
1. Dùng quả cam
Sau khi đã rửa sạch, mẹ dùng đũa khoét một lỗ nhỏ chính giữa quả cam và bỏ vào đó chút muối, sau đó cho cam vào lò nướng trong vòng 15 phút. Các mẹ có thể cho trẻ ăn cam ngay khi còn nóng, vừa lấy ra khỏi lò. Ngoài ra mẹ có thể cắt nhỏ vỏ cam và bỏ vào ấm trà dùng hãm để uống.
2. Mật ong:
Mật ong là thực phẩm chữa ho nổi tiếng trong dân gian. Có nhiều cách trị ho từ mật ong nhưng hiệu quả nhất là ướp mật ong với hẹ. Các mẹ trộn 2 muỗng mật ong với hành đã thái lát, đậy kín trong 5 tiếng. Sau đó cứ khoảng 3 giờ mẹ cho trẻ ăn một muỗng, sẽ thấy đỡ ho dần.
3. Chanh
Một nghiên cứu đáng ngạc nhiên đó là trẻ có thể ngừng ho chỉ với một múi chanh. Nếu trẻ thích ăn chanh, mẹ hãy cho chúng thử.
Nước chanh có thể loại bỏ chất nhầy và dịu cổ họng. Để an toàn, mẹ đừng cho bé ăn chanh trực tiếp vì chúng sẽ làm hại men răng.
Các mẹ hãy vắt chanh hòa vào nước hoặc ngâm chúng với một ít mật ong.
4. Gừng
Các mẹ có thể cho trẻ ăn gừng hoặc uống trà gừng khi ho đều tốt.
Gừng có thể loại bỏ đờm trong cổ họng để trẻ không còn bị ho nữa.
Mẹ hãy thêm một muỗng canh gừng băm nhỏ vào cốc nước sôi để làm trà gừng cho trẻ uống.
5. Lá húng tây
Theo bác sĩ Wilkinson, lá húng tây có tác dụng làm vỡ và loại bỏ chất nhầy trong cổ họng khi trẻ bị ho. Vì vậy, đây là loại thảo dược được cho là giúp kiềm ho tốt.
Cách làm trà húng tây: Ngâm 2 muỗng cà phê lá húng tây nghiền nát vào một cốc nước sôi trong thời gian khoảng 10 phút.
Sau đó mẹ lọc lấy nước, thêm mật ong và chanh vào. Các mẹ lấy nước trà này cho trẻ uống, vị ngon ngọt của mật ong sẽ khiến trẻ không thể chối từ.
6. Rễ cây cam thảo
Chúng tôi không hề nói tới kẹo cam thảo mà là loại rễ cây cam thảo. Các mẹ có thể mua ở ngoài cửa hàng tạp hóa. Mẹ hãy làm trà rễ cây cam thảo cho con uống khi bị ho nhé.
7. Trị ho có đờm, viêm họng bằng lá húng chanh:
Theo Đông y, húng chanh có tác dụng phát tán phong hàn, tiêu đờm, sát khuẩn, dùng để chữa ho, viêm họng, cảm cúm, hen suyễn, sốt…
Theo từ điển Cây thuốc và động vật làm thuốc, húng chanh chứa tinh dầu, thành phần chủ yếu là carvacrol có tác dụng ức chế mạnh các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp.
– Chữa ho đờm thông thường: Rửa sạch 15-16 lá húng chanh, 4-5 quả quất xanh và xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố. Thêm đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút và mẹ cho trẻ uống liên tục 1-2 lần mỗi ngày đến khi hết ho.
– Chữa ho nhiệt, viêm họng, khàn tiếng: Rửa sạch và thái nhỏ 20g lá húng chanh tươi. Giã dập lá húng chanh với 20g đường phèn, sau đó trộn với 10ml nước sôi để cho ngấm, rồi mẹ gạn lấy nước cho trẻ uống ngày 2 lần.
8. Cây rẻ quạt trị ho và viêm họng
Theo y học cổ truyền, cây rẻ quạt (trong đông y có tên gọi là xạ can), có công dụng làm long đờm (loãng đờm), nhất là những trường hợp viêm nhiễm đường hô hấp.
Lá rẻ quạt còn tươi (có thể dùng củ) đem phơi khô, rồi lấy độ 5-6 gr đem sắc (nấu) lấy nước uống nhiều lần trong ngày. Có thể dùng kết hợp với 1 gr cam thảo, 1-2 củ sâm đại hành tươi, 1-2 lá mạch môn đem sắc chung để lấy nước dùng hết trong ngày.
Trường hợp bị viêm amidan, mẹ lấy 10 lá rẻ quạt tươi cho cùng một ít muối ăn giã nhuyễn, rồi cho vào 100 ml nước chín, trộn đều rồi dùng nước này ngậm vào buổi sáng và tối để súc họng (súc xong bỏ nước chứ không nuốt).
Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý, không dùng cây rẻ quạt với phụ nữ đang mang thai, người cho con bú.
9. Thoa dầu lòng bàn chân, ngực , lưng , bụng :
Khi con vừa có biểu hiện sổ mũi, hắt hơi,khò khè, hay ho mẹ cần xoa dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân cho con, day day lòng bàn chân chừng 1 phút mỗi bên, sau đó đeo tất (vớ) vào.
Sau đó mẹ thoa ngực con, thoa bụng, sau lưng ở vị trí buồng phổi. Tuy cách này đơn giản nhưng lại rất hiệu quả trong việc trị ho cho trẻ sơ sinh.
10. Tỏi
Khuyến cáo các mẹ nên sử dụng tỏi ta ( múi tỏi nhỏ, có mùi thơm nồng, vỏ khó bóc) hoặc tỏi Lý Sơn. Dùng 2 múi tỏi giã nát hoặc đập dập trộn với 2 muỗng cafe mật ong đem đi chưng cách thủy trong 5 phút sau đó mẹ lọc lấy nước cho trẻ uống mỗi ngày 2 lần.
11. Củ cải trắng kết hợp mật ong trị dứt điểm cơn ho:
Không chỉ là thực phẩm quen thuộc trong việc chế biến các món ăn hàng ngày, củ cải trắng còn có khả năng trị ho cho trẻ rất hiệu quả.
Các mẹ chỉ cần sử dụng 50g củ cải trắng, rửa sạch, xay nhỏ, trộn với 5 thìa mật ong rồi đem hấp cách thủy 10 phút, sau đó lọc lấy nước cho trẻ uống cả ngày. Trẻ uống đều đặn từ 3-5 ngày cơn ho sẽ giảm dần và khỏi hẳn.
Nếu các mẹ quá bận rộn không đủ thời gian để chữa ho cho trẻ theo những cách trên thì…..
12. Keo ong
Keo ong được biết đến như một loại kháng sinh tự nhiên hoàn hảo nhất. Xịt họng PropoBee là sản phẩm từ keo ong đang được các bác sĩ nhi khuyên dùng cho trẻ trên 3 tuổi.