desikamaveri.com antarvasna2023.net hinditamilsexstories.com xhindistory.com hothindistroies.com

5 Vấn đề về răng miệng ở trẻ mới biết đi mẹ không thể bỏ qua

Sức khỏe răng miệng của trẻ trong những năm tháng đầu đời phụ thuộc khá nhiều vào cách chăm sóc của bố mẹ. Khi trẻ biết đi nghĩa là trẻ đã ăn dặm và tiếp xúc nhiều hơn với môi trường xung quanh. Điều này chính là nguyên nhân cho một số vấn đề về răng miệng ở trẻ phổ biến như: sâu răng, viêm lợi, sứt răng, mút ngón tay….

Các vấn đề về răng miệng ở trẻ mới biết đi

Van De Rang Mieng O Tre
Van De Rang Mieng O Tre

Các bố mẹ cần hiểu rằng có những vấn đề về răng miệng ở trẻ đơn giản (hôi miệng, sâu răng, đẩy lưỡi…) nhưng lại gây ra hậu quả lớn cho sức khỏe toàn diện của trẻ sau này. Nếu bạn mong muốn con yêu của mình sở hữu một hàm răng mơ ước và phát triển khỏe mạnh thì đừng bỏ qua danh sách các vấn đề răng miệng mà trẻ mới biết đi có thể gặp phải:

1) Sâu răng

Tác hại của sâu răng đến sức khỏe của trẻ

Sâu răng là một trong những vấn đề về răng miệng phổ biến ở trẻ và có thể để lại các biến chứng nghiêm trọng. Một số ảnh hưởng sức khỏe thấy rõ nhất khi trẻ bị sâu răng chính là:

  • Trẻ gặp khó khăn trong ăn uống, đặc biệt là nhai thức ăn. Những chiếc răng sâu mang đến cảm giác đau buốt ngay cả khi trẻ nuốt nước bọt. Điều này khiến trẻ chán ăn dẫn đến suy dinh dưỡng. Bố mẹ cần để ý, theo dõi và kiểm tra răng miệng trẻ mỗi khi thấy trẻ có biểu hiện biếng ăn, ăn ít hơn bình thường để sớm có cách khắc phục.
  • Răng đau cũng có thể ảnh hưởng tới khả năng tập nói của trẻ trong giai đoạn này.
  • Trẻ bị sâu răng dẫn đến mất răng sữa sẽ tạo ra khó khăn cho răng vĩnh viễn xuất hiện vì bị mất chỗ bởi những chiếc răng sữa bên cạnh bị nghiêng.
Nguyên nhân trẻ bị sâu răng

Trẻ có thể bị sâu răng bởi nhiều nguyên nhân nhưng phổ biến nhất vẫn là:

  • Mẹ vệ sinh răng miệng trẻ không cẩn thận khiến các loại bánh ngọt, nước trái cây, cặn sữa sót lại trên răng. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn trong miệng trẻ phát triển và tạo thành mảng bám lì lợm, khiến trẻ bị sâu răng.
  • Bú bình khi ngủ cũng có thể gây ra vấn đề về răng miệng ở trẻ, đặc biệt là sâu răng do sữa bám vào răng qua đêm.
  • Trẻ lười ăn, ngậm cháo lâu cũng dễ bị sâu răng vì tinh bột chứa nhiều đường.
  • Nhiều bố, mẹ chủ quan chưa vệ sinh răng cho trẻ vì nghĩ trẻ còn quá ít răng chỉ cần uống nước súc miệng, điều này khiến vi khuẩn tích tụ lâu ngày, hình thành các mảng bám gây sâu răng.
  • Một số trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp phải uống nhiều kháng sinh cũng có nguy cơ bị sâu răng cao hơn những trẻ khác.
  • Sâu răng do men răng kém có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
  • Cho dù nguyên nhân sâu răng là gì thì nó cũng khá phổ biến. May mắn thay, bạn có thể giúp trẻ phòng ngừa sâu răng bằng cách đưa trẻ tới gặp nha sĩ để khám răng định kỳ. Các bác sĩ sẽ tư vấn về tình trạng răng của trẻ, hướng dẫn mẹ vệ sinh răng cho trẻ đúng cách cũng như đưa ra lời khuyên về chế độ và cách ăn uống sao cho hợp lý nhất, giúp trẻ giữ được hàm răng khỏe đẹp.
Van-de-ve-rang-mieng-o-tre-1
Van-de-ve-rang-mieng-o-tre-1

2) Mất răng sớm

Trẻ mới tập đi cũng có thể bị mất răng do răng sâu không được điều trị kịp thời hoặc do trẻ té ngã. Trẻ mất răng sữa sớm khi chưa đến thời điểm thay răng sẽ khiến răng vĩnh viễn sau này mọc sai chỗ, răng sữa bên cạnh bị xô lệch và cũng có nguy cơ rời khỏi vị trí.

Sâu răng là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị mất răng sữa và đây cũng là một trong những vấn đề về răng miệng ở trẻ. Chính vì thế bố mẹ cần chú ý đến các yếu tố nguy cơ gây sâu răng để phòng ngừa. Mặt khác, trẻ mới biết đi còn chưa vững, lớn một chút trẻ lại hiếu động, thích chạy nhảy, leo trò nên các bậc phụ huynh cần quan tâm, theo dõi trẻ thường xuyên để tránh những tai nạn gây mất răng.

3) Bệnh liên quan đến nướu răng

Bệnh viêm nướu hay viêm lợi là vấn đề răng miệng thường gặp ở trẻ mới biết đi. Nguyên nhân do vi khuẩn và thức ăn bám vào lưỡi, lợi và răng của trẻ. Tuy không nguy hiểm nhưng nó có thể ảnh hưởng tới xương bao quanh và nâng đỡ răng của răng.

Các bệnh về nướu có 3 mức độ: viêm nướu, viêm nha chu, viêm nha chu tiến triển. Trẻ mới biết đi đa phần chỉ bị viêm nướu khiến nướu bị sưng, đỏ, đau và chảy máu chân răng.

Để phòng ngừa vấn đề về răng miệng ở trẻ liên quan đến nướu, bố mẹ cần để ý vệ sinh nướu, lưỡi và khoang miệng trẻ cẩn thận trước khi trẻ đi ngủ.

Van-de-ve-rang-mieng-o-tre-3
Van-de-ve-rang-mieng-o-tre-3

4) Răng nhạy cảm

Răng nhạy cảm là vấn đề về răng miệng ở trẻ có thể do bẩm sinh nhưng cũng có thể do sự tác động của các thực phẩm gây hại như: đồ nóng, lạnh quá, đồ ngọt, đồ uống có ga. Một số bố, mẹ chưa có kinh nghiệm có thể cho bé ăn uống đồ nóng lạnh gần nhau làm ảnh hưởng tới men răng, khiến răng trở nên nhạy cảm.

Răng nhạy cảm thực chất là răng bị tổn thương do men răng kém, nướu bị tụt khiến các dây thần kinh không còn được bảo vệ và lộ ra, gây kích thích. Nếu răng trẻ bị ê buốt, bạn có thể sử dụng kem đánh răng dành cho trẻ có chứa lượng fluor nhất định và dùng theo chỉ định của nha sĩ.

5) Nghiến răng

Nghiến răng là vấn đề về răng miệng ở trẻ khá nghiêm trọng và cần được điều trị sớm bởi tình trạng này sẽ khiến men răng trẻ bị mòn đồng thời gây đau cơ hàm của trẻ.

Các vấn đề về răng ở trẻ tuy bắt đầu từ khi trẻ còn nhỏ nhưng lại để lại những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe sau này. Nếu con bạn gặp phải bệnh về răng miệng nào kể trê, hãy đưa trẻ tới gặp nha sĩ.

Phòng tránh các vấn đề về răng miệng ở trẻ mới biết đi

Van-de-ve-rang-mieng-o-tre-2
Van-de-ve-rang-mieng-o-tre-2

Mặc dù các vấn đề về răng miệng ở trẻ mới biết đi rất phổ biến nhưng mẹ có thể giúp trẻ ngăn ngừa bằng cách tạo thói quen vệ sinh răng miệng cho trẻ từ nhỏ bằng các cách sau:

  • Bước đầu, để trẻ hợp tác, bạn cần giải thích với trẻ tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng và việc khám răng định kỳ ngay từ khi chiếc răng đầu tiên xuất hiện.
  • Khi trẻ dưới 3 tuổi, mẹ sử dụng gạc rơ lưỡi Diệp An Nhi có tẩm dịch để vệ sinh lưỡi, cọ răng và lau xung quanh khoang miệng trẻ để loại bỏ cặn sữa, vi khuẩn. Gạc rơ lưỡi Diệp An Nhi được tẩm dịch chiết thảo dược từ chè xanh, rau ngót, cúc La Mã, keo ong… không chỉ giúp làm sạch khoang miệng trẻ hiệu quả mà còn có khả năng ngăn ngừa và điều trị tưa lưỡi, hôi miệng nhờ đặc tính kháng khuẩn, kháng virus của các loại dược liệu tự nhiên.
  • Khi trẻ được 3 tuổi, mẹ tiến hành đánh răng cho trẻ bằng bàn chải mềm mỗi lần một ngày và có thể tăng lên 2 lần/ngày khi trẻ được 4 tuổi. Bạn có thể khiến trẻ thích thú với việc đánh răng với một chiếc bàn chải nhỏ nhắn dễ thương và một chút kem đánh răng dành riêng cho trẻ em. Hướng dẫn trẻ đánh răng và kiểm soát cho đến khi trẻ 8 tuổi là cách để bạn có thể giúp trẻ đánh răng đúng cách.
  • Khi trẻ lớn hơn, mẹ bắt đầu giải thích và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh răng ngày 2 lần và không quên làm sạch lưỡi sau khi đánh răng. Trẻ có thể làm sạch lưỡi bằng mặt sau của bàn chải hoặc sử dụng gạc rơ lưỡi Diệp An Nhi. Tuy nhiên, gạc rơ lưỡi Diệp An Nhi mềm mại và tẩm dịch chiết sẽ không gây tổn thương lưỡi của trẻ đồng thời có khả năng loại bỏ vi khuẩn gây bệnh răng miệng.
  • Hạn chế để trẻ ăn nhiều thức ăn chứa tinh bột và đường vì chúng làm tăng nguy cơ sâu răng và các vấn đề về răng miệng ở trẻ.

Dù bạn hướng dẫn trẻ chăm sóc răng miệng theo cách nào thì biện pháp tốt nhất để phòng ngừa các vấn đề về răng miệng ở trẻ vẫn là làm gương cho trẻ, thực hành thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách để trẻ học tập.

Bài viết liên quan đến các vấn đề về răng miệng ở trẻ: Cách rơ lưỡi cho bé bằng gạc rơ lưỡi Diệp An Nhi