desikamaveri.com antarvasna2023.net hinditamilsexstories.com xhindistory.com hothindistroies.com

Gai đôi cột sống và những điều bạn cần biết

Gai đôi cột sống là dị tật bẩm sinh mà trẻ có thể gặp phải ngay từ khi sinh ra. Đây là hiện tượng cột sống và tủy sống không hình thành một cách bình thường trong thai kỳ và tạo ra dị tật ở ống thần kinh. Gai đôi cột sống hay còn gọi là nứt thân sống.

Gai-doi-dot-song
Gai-doi-dot-song

Khi thai nhi trong bụng mẹ, ống thần kinh được hình thành từ sớm và đóng lại vào ngày thứ 28 tính từ ngày thụ thai. Nếu ống thần kinh không đóng lại hoàn toàn hoặc không phát triển đúng cách sẽ khiến trẻ gặp phải các vấn đề về tủy sống và cột sống. Mức độ nghiêm trọng của gai đôi cột sống có thể từ nhẹ đến nặng và có thể được phẫu thuật sớm khi cần thiết nhưng không chắc chắn sẽ chữa khỏi cho trẻ.

Các loại gai đôi cột sống

1. Gai đôi cột sống ẩn

Gai đôi cột sống ẩn là tình trạng nhẹ nhất và khá phổ biến. Trẻ bị nứt đốt sống ẩn sẽ có một vết nứt nhỏ hoặc một lỗ trống trên các đốt sống. Không phải trẻ nào cũng được phát hiện mắc chứng nứt đống sống ẩn trừ khi trẻ được phát hiện khi chụp X quang vì lý do nào đó.

2. Thoát vị màng và não tủy

Thoát vị màng, não tủy hay còn gọi là nứt đốt sống hở là dị tật ở mức độ nghiêm trọng nhất khi ống sống bị mở theo dọc sống lưng khiến các dây thần kinh cột sống bị đẩy ra ngoài tạo thành một túi nhỏ trên lưng trẻ và dễ bị nhiễm trùng, đe dọa đến tính mạng trẻ.

3. Thoát vị màng tủy

Đây là tình trạng gai đôi hiếm gặp, trên lưng trẻ cũng xuất hiện một túi dịch nhưng không chứa tủy sống, không có dây thần kinh nào trong túi dịch. Trẻ có thể sẽ gặp phải một số vấn đề nhỏ liên quan đến chức năng của bàng quang và ruột.

Gai-doi-dot-song-1
Gai-doi-dot-song-1

Triệu chứng của gai đôi cột sống

Bệnh nứt đốt sống có các biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào từng trẻ và mức độ nghiêm trọng của dị tật:

  • Nứt đốt sống ẩn: đa phần không có dấu hiệu hoặc triệu chứng của gai đôi đốt sống ẩn vì nó không ảnh hưởng đến dây thần kinh. Nhưng bạn cũng có thể thấy một số dấu hiệu bất thường trên da trẻ như: búi lông, vết lõm nhỏ, vết bớt…. Đây có thể là những dấu hiệu tiềm ẩn vấn đề về tủy sống và chỉ được phát hiện khi siêu âm cột sống hoặc chụp cộng hưởng từ cho trẻ sơ sinh.
  • Thoát vị màng tủy: loại nứt đốt sống này sẽ ảnh hưởng đến chức năng của bàng quang và ruột.
  • Thoát vị màng và não tủy: Cả màng và tủy sống cùng các dây thần kinh bị nhô ra ngoài ngay khi trẻ được sinh ra và tạo thành một túi và có thể bị lộ ra ngoài kể cả khi có lớp da bao phủ túi.

Nguyên nhân và các yếu tố rủi ro của nứt cột sống

Chưa có kết luận chắc chắn về nguyên nhân của gai đôi cột sống nhưng các bác sĩ cho rằng đây là dị tật do di truyền, dinh dưỡng và môi trường.

Các yếu tố rủi ro

Gai đôi cột sống là bệnh hình thành từ khi trẻ trong bụng mẹ nên một số yếu tố rủi ro sẽ liên quan đến những tác động đến bào thai như:

  • Di truyền: bố,mẹ hoặc anh, chị nếu mắc bệnh này thì trẻ sinh ra cũng có nguy cơ bị gai đôi cột sống.
  • Thiếu folate.: folate rất quan trọng cho sự phát triển bình thường và khỏe mạnh của một em bé. Sự thiếu hụt folate sẽ làm tăng nguy cơ gai đôi cột sống và các dị tật khác liên quan đến ống thần kinh. Mẹ bầu có thể bổ sung axit folic trong thai kỳ thông qua thực phẩm bổ sung.
  • Một số loại thuốc: Phụ nữ mang thai sử dụng một số loại thuốc có thể gây dị tật ống thần kinh vì chúng làm cản trở khả năng sử dụng folate và axit folic của cơ thể.
  • Bệnh tiểu đường. Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường và đường huyết tăng không kiểm soát thì trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ cao bị nứt đốt sống.

Bài viết liên quan: Bí quyết phòng tránh tiểu đường cho trẻ

  • Béo phì. Phụ nữ béo phì cũng có nguy cơ cao sinh ra con bị dị tật ống thần kinh bẩm sinh, trong đó có gai đôi đốt sống.
  • Tăng nhiệt độ cơ thể: Trong những tuần đầu của thai kỳ nếu mẹ bị sốt hoặc xông hơi khô hay tắm bồn nước nóng sẽ làm tăng nguy cơ gai đôi cột sống ở trẻ.

Trong thời gian mang bầu, nếu bạn dùng thuốc hoặc gặp phải một số yếu tố rủi ro kể trên thì hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn giúp đảm bảo sức khỏe của thai nhi.

Gai-doi-dot-song-4
Gai-doi-dot-song-4

Biến chứng của nứt đốt sống

Gai đôi cột sống với các triệu chứng khác nhau sẽ dẫn đến biến chứng có mức độ nghiêm trọng khác nhau và chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố sau:

  • Kích thước và vị trí của khu vực ống thần kinh bị dị tật.
  • Vùng da bao phủ khu vực bị ảnh hưởng.
  • Loại dây thần kinh cột sống bị đẩy ra ngoài.

Không phải tất cả trẻ sơ sinh bị gai đôi cột sống đều gặp phải các biến chứng dưới đây và nhiều biến chứng cũng có thể được điều trị hoàn toàn.

Khả năng vận động

Đối với trẻ bị gai đôi cột sống, các dây thần kinh ở dưới vùng dị tật mà cụ thể là ở chân sẽ bị ảnh hưởng và hoạt động không bình thường. Điều này khiến cho cơ chân của trẻ yếu và thậm chí không thể cử động. Trẻ có thể đi lại bình thường hay không còn tùy thuộc vào vị trí, kích thước của vết nứt và hiệu quả của quá trình điều trị.

Biến chứng về ngoại hình

Trẻ bị nứt đốt sống có cơ chân và lưng yếu nên có thể gặp phải các vấn đề về ngoại hình như:

  • Vẹo cột sống.
  • Tăng trưởng không bình thường.
  • Trật khớp hông.
  • Xương và khớp có thể bị biến dạng, không phát triển bình thường.
  • Các cơ bị co rút.
Biến chứng về ruột và bàng quan

Do ảnh hưởng của vết nứt nên các dây thần kinh liên quan đến bàng quan và ruột (ở phía dưới của vết nứt) hoạt động không bình thường.

Não úng thủy

Trẻ bị gai đôi cột sống thường tích chất lỏng trong não hay còn gọi là bệnh não úng thủy.

Ống dẫn lưu trục trặc

Trong trường hợp trẻ bị não úng thủy, bác sĩ sẽ đặt một chiếc ống dẫn lưu nhưng nó có thể bị nhiễm trùng hoặc ngừng hoạt động. Bạn cần quan sát dấu hiệu nhận biết ống dẫn lưu không hoạt động như: trẻ đau đầu, ói mửa, buồn ngủ, quấy khóc, gắt gỏng. lú lẫn, mắt thường nhìn xuống, co giật, dọc theo ống dẫn lưu bị sưng hoặc đỏ.

Viêm màng não

Trẻ bị nứt đốt sống có thể sẽ bị viêm màng não và các mô xung quanh não. Đây là biến chứng có thể đe dọa đến tính mạng bé do não bị chấn thương.

Rối loạn nhịp thở khi ngủ

Dù trẻ em hay người lớn bị nứt đốt sống, đặc biệt là trường hợp thoát vị màng não tủy đều có thể gặp phải các rối loạn giấc ngủ, thậm chí ngưng thở khi ngủ.

Các vấn đề về da

Do nứt đốt sống ảnh hưởng tới các dây thần kinh phía dưới nên trẻ không có cảm giác khi chân, mông, lưng bị tổn thương và những vết thương hở này trở nên nghiêm trọng hơn và dễ bị nhiễm trùng.

Dị ứng với nhựa mủ

Trẻ bị gai đôi cột sống có nguy cơ cao bị dị ứng đối với cao su tự nhiên hoặc các sản phẩm từ mủ cao su. Biểu hiện dị ứng của trẻ bao gồm: phát ban, hắt hơi, ngứa, chảy nước mắt, sổ mũi và cũng có thể là sốc phản vệ nguy hiểm đến tính mạng. Tốt nhất bạn nên để trẻ tránh xa các sản phẩm từ cao su.

Các biến chứng khác

Khi trẻ lớn lên, có thể trẻ sẽ gặp nhiều biến chứng khác do gai đôi cột sống như: nhiễm trùng đường tiết niệu, rối loạn tiêu hóa hoặc trầm cảm. Trẻ cũng có thể gặp khó khăn trong học tập như khả năng chú ý, khả năng đọc và tính toán.

Phòng ngừa gai đôi cột sống

Gai đôi cột sống là bệnh khá nguy hiểm và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của trẻ. Chính vì thế, mẹ bầu cần bổ sung axit folic trong thời kỳ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu để giảm nguy cơ gai đôi cột sống và các dị tật ống thần kinh khác.

Gai-doi-dot-song-5
Gai-doi-dot-song-5

Axit folic, được dùng ở dạng bổ sung bắt đầu ít nhất một tháng trước khi thụ thai và tiếp tục trong ba tháng đầu của thai kỳ, giúp giảm đáng kể nguy cơ nứt đốt sống và các dị tật ống thần kinh khác.

Bổ sung axit folic trước khi mang thai để đảm bảo cơ thể bạn đủ axit folic trong những tuần đầu của thai kỳ bằng các loại thực phẩm như: bánh mì, mì ống, cơm, ngũ cốc ăn sáng, cam quýt, lòng đỏ trứng, sữa, bơ, rau có màu xanh.

Trường hợp cần bổ sung axit folic liều cao

Nếu bạn có tiền sử bị gai đôi cột sống hoặc đã từng sinh con có dị tật này thì bạn cần bổ sung axit folic trước khi mang thai. Trong trường hợp bạn mắc bệnh tiểu đường hoặc dùng thuốc chống động kinh, bạn cũng cần bổ sung liều cao hơn và tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống thuốc.